Câu 1:
Thành phần biệt lập trong đoạn văn là: thành phần tình thái (ắt)
Câu 2:
Đoạn văn là lời của vua Quang Trung nói với các tướng sĩ
Nhận xét của em về vẻ đẹp của nhân vật đó qua đoạn trích: Quang Trung hiện lên là một người anh hùng có hành động mạnh mẽ quyết đoán, ông chỉ rõ âm mưu xâm lược của kẻ địch có từ khi xưa và tỏ rõ thái độ sẽ quyết đánh đuổi chúng
Câu 3:
Nội dung đoạn trích gợi em nhớ tới văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn THCS: Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt
Câu 4:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giải thích
+ Dũng cảm: là không sợ khó khăn, nguy hiểm, luôn hướng về phía trước, đối mặt với thử thách
- Bàn luận
+ Lòng dũng cảm là một trong những đức tính quý báu của nhân dân Việt Nam ta. Từ bao đời nay, lòng dũng cảm luôn được thể hiện trên nhiều mặt, ở nhiều nơi, điều đó càng chứng tỏ phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam
+ Từ xưa, tinh thần dũng cảm được thể hiện rõ nét nhất trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Những người dân ngày thường tuy chân lấm tay bùn nhưng mỗi khi có giặc đến, họ sẵn sàng cầm binh đao đứng lên chống trả. Đó là những nghĩa sĩ Cần Giuộc, đó là chị Võ Thị Sáu....
+ Ngày nay, chiến tranh đã qua đi, nước ta bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, lòng dũng cảm lại càng được phát huy. Đó là những con người làm việc hăng say, ngày đêm không ngơi nghỉ, luôn lo nghĩ cho đất nước, cho cộng đồng. Hay là những em bé nhỏ tuổi, thanh, thiếu niên cũng đã thể hiện lòng dũng cảm, điều đó thể hiện ở việc dám nói sự thật, không gian lận, đứng ra giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn....
+ Dịch Covid-19 bùng nổ, lòng dũng cảm lại một lần nữa được khơi gợi. Đó là các chiến sĩ ngày đêm canh gác, là các y bác sĩ chiến đấu với virus nguy hiểm để giành giật sự sống cho bệnh nhân....
- Mở rộng vấn đề
+ Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn một số người hèn nhát, nhu nhược, sợ hãi mà không dám thể hiện bản thân; cũng có những người lầm tưởng hành động dũng cảm là hành động liều lĩnh, bất chấp tất cả gây nguy hại cho chính bản thân và cộng đồng
+ Tất cả hành vi như vậy đều đáng bị phê phán