Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài "Tức nước vỡ bờ" và tóm tắt phần tác giả và xuất xứ đoạn trích, nêu nội dung chính của đoạn trích

TỨC NƯỚC VỠ BỜ.
1.    Đọc và tóm tắt phần tác giả và xuất xứ đoạn trích, nêu nội dung chính của đoạn trích.
2.    Tìm chi tiết thể hiện lời nói, hành động, thái độ của Cai lệ, người nha lí trưởng, chị Dậu. Từ đó rút ra nhận xét về tính cách của các nhân vật.
3.    Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là gì? Tác giả khắc họa tính cách nhân vật bằng cách nào? ( bằng miêu tả tâm lí hay bằng hành động, lời nói?)
 TRƯỜNG TỪ VỰNG.
Tìm hiểu SGK rút ra khái niệm, sau đó áp dụng làm BT 1,2.
                XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
Tìm hiểu SGK rút ra khái niệm, sau đó áp dụng làm BT 1,2.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
212
1
0
Nguyễn Nguyễn
08/10/2021 19:36:38
+5đ tặng

ruyện Kiều một tuyệt tác không chỉ của văn học Việt Nam mà còn là của văn học thế giới. Sự thành công của tác phẩm không chỉ là ở nội dung hấp dẫn, truyền tải nhiều giá trị nhân văn tốt đẹp. Mà còn ở hình thức nghệ thuật đặc sắc, một trong những nét nghệ thuật đó chính là nghệ thuật xây dựng chân dung nhân vật. Bằng nét vẽ ước lệ cho nhân vật chính diện và nét vẽ thực cho nhân vật phản diện, Nguyễn Du đã xây dựng nên những chân dung nghệ thuật đặc sắc.

Trước hết, khi xây dựng nhân vật chính diện, những con người có phẩm chất đức hạnh tốt đẹp, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng để làm nổi bật vẻ đẹp của họ. Là chàng thư sinh Kim Trọng hiện lên thật đẹp đẽ, đúng cốt cách của một kẻ sĩ, người quân tử:

Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời,
[..]
Nguyên người quanh quất đâu xa,
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.
Nền phú hậu bậc tài danh,
Văn chương nết đất thông minh tính trời.
Phong tư tài mạo tót vời,
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.

Còn chàng Từ Hải lại hiện lên vô cùng uy dũng, mang khí chất của bậc anh hùng, chọc trời khuấy nước: “Râu hùm, hàm én, mày ngài,/ Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”. Nhưng bức tranh chân dung đẹp đẽ nhất chính là khi miêu tả chân dung hai nàng Kiều, đây là những chân dung mang tính chất dự đoán số phận. Vân mang vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu: “Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” . Nguyễn Du sử dụng hình ảnh ước lệ: khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt để miêu tả vẻ đẹp nàng Vân. Thúy Vân có khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, nụ cười đoan trang duyên dáng. Vẻ đẹp đó khiến tạo hóa thua nhường, từ đó cũng dự báo cuộc đời êm đẹp, bình lặng, hạnh phúc của nàng.

Với nhân vật Thúy Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp gợi tả, chỉ chấm phá vài nét nhưng gợi lên cái thần thái, cốt cách của nhân vật:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Vẻ đẹp của nàng là vẻ sắc sảo, mặn mà, nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành làm ai cũng phải mê đắm. Không giống như Thúy Vân, đi miêu tả chi tiết, ở Thúy Kiều Nguyễn Du chỉ miêu tả đôi mắt của nàng, đôi mắt nàng được ví như làn nước mùa thu trong xanh, tĩnh lặng mà ẩn chứa biết bao cảm xúc, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Chính cách gợi tả này đã khiến cho vẻ đẹp của Kiều càng trở nên sắc sảo hơn. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn, tạo hóa cũng phải ghen tuông, từ đó dự báo cuộc đời nhiều bất hạnh, sóng gió. Và cuộc đời 15 năm phiêu bạt đã cho thấy chiêm nghiệm của Nguyễn Du: “Lạ gì bỉ sắc thư phong/ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

Nếu như đối với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, chân dung nhân vật hiện lên vô cùng đẹp đẽ, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, thì đến với các nhân vật phản diện, ông lại sử dụng bút pháp tả thực, lột trần bộ mặt xảo trá của chúng. Mã Giám Sinh hiện lên là con buôn chính hiệu:

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Vũ Phan Bảo Hân
08/10/2021 19:37:01
+4đ tặng

Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội).

- Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân, là một học giả với nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng với nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng.

- Sau cách mạng nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. 


 
0
0
Scakyara
08/10/2021 19:37:11
+3đ tặng

Trong bối cảnh người dân trên toàn thế giới đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng trước dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) do vi-rút Corona, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp tục học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất quan trọng.

Trong đó, nhà trường và giáo viên đóng vai trò then chốt. Việc chia sẻ thông tin chính xác và khoa học về COVID-19 sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng về dịch bệnh và tăng cường khả năng ứng phó của trẻ em trước các tác động gián tiếp của dịch bệnh đối với cuộc sống.

Dưới đây là một số gợi ý về cách mà các thầy cô giáo có thể hướng dẫn cho học sinh ở các lứa tuổi khác nhau (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở and trung học phổ thông) về cách phòng, chống lây lan COVID-19 hay các loại vi-rút khác. Bất kì trao đổi hay hoạt động nào đều cần cân nhắc nhu cầu cụ thể của trẻ em, dựa trên hướng dẫn của nhà trường, chính quyền cấp trung ương/địa phương cũng như nguồn tin đáng tin cậy như UNICEF và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

    Mầm non

    • Tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như dùng khuỷu tay che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thường xuyên. Tìm hiểu thêm về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
    • Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước vi-rút Corona và các bệnh khác chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường xuyên, tối thiểu 20 giây/lần. Để dạy trẻ thói quen rửa tay, thay vì dọa dẫm, giáo viên có thể cho trẻ hát theo ban nhạc The Wiggles hoặc nhảy theo điệu nhảy này để vừa học vừa vui. Xem thêm về rửa tay tại đây.
    • Xây dựng một công cụ để theo dõi hành vi rửa tay ở học sinh và thưởng cho trẻ nào rửa tay thường xuyên/kịp thời. 
    • Sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ các triệu chứng bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu, đau bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng lòng thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an toàn).
    • Khi ngồi theo vòng tròn, để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ, cho trẻ tập giãn cách nhau một sải tay hoặc tập bắt chước chim vẫy cánh để trẻ biết cách duy trì khoảng cách an toàn với người khác và không chạm vào người bạn.

     


    UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

    Tiểu học

    • Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ sao cho phù hợp với lứa tuổi; tránh cung cấp quá nhiều thông tin khiến trẻ choáng ngợp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình. Thảo luận với trẻ em về những cảm giác trẻ đang trải qua, giải thích với trẻ rằng đó là những cảm giác bình thường trước những tình huống bất thường như hiện nay.
    • Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng (đứng xa bạn bè hơn, tránh tụ tập nơi đám đông, không chạm vào người khác nếu không cần thiết, v.v). Đồng thời, tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
    • Giúp trẻ hiểu các khái niệm cơ bản về phòng, chống dịch bệnh. Sử dụng các bài tập để minh họa cách vi khuẩn phát tán. Chẳng hạn, bạn có thể đổ nước có màu vào một bình xịt, sau đó xịt nước màu lên một tờ giấy trắng để trẻ quan sát xem giọt nước có thể lan đi bao xa.
    • Minh họa lí do vì sao rửa tay bằng xà phòng trong vòng 20 giây lại quan trọng đến vậy. Chẳng hạn, đổ một ít nhũ lên tay của học sinh, yêu cầu trẻ chỉ rửa tay bằng nước xem còn bao nhiêu nhũ sót lại trên tay. Sau đó, yêu cầu trẻ rửa tay lại bằng xà phòng và nước trong 20 giây xem nhũ trên tay đã được rửa sạch ra sao.
    • Yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn, rồi phân tích các hành vi dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao trong đoạn văn đó và đề xuất phương hướng thay đổi hành vi. Chẳng hạn, một thầy giáo đến trường khi bị cảm lạnh. Thầy hắt hơi và lấy tay che mũi, miệng. Thầy bắt tay với đồng nghiệp. Sau đó, thầy lau tay bằng khăn mùi xoa rồi lên lớp. Thầy giáo đã làm gì dẫn đến nguy cơ lây bệnh cao? Đáng lẽ, thầy giáo nên làm thế nào?

    UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

    Trung học cơ sở

    • Lắng nghe và trả lời thắc mắc của trẻ.
    • Nhấn mạnh rằng trẻ có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
    • Nhắc nhở học sinh chia sẻ những hành vi có lợi cho sức khỏe đã được học với các thành viên khác trong gia đình.
    • Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.
    • Nâng cao tinh thần chủ động của học sinh trong việc tuyên truyền những thông tin xác thực về y tế công cộng.
    • Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch và quá trình xây dựng chính sách về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người dân.
    • Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh, kênh thông tin của nhà trường hay làm áp-phích.
    • Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.

    UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

    Trung học phổ thông

    • Lắng nghe và trả lời thắc mắc của học sinh.
    • Nhấn mạnh rằng học sinh có thể làm rất nhiều điều để bảo vệ bản thân và người xung quanh. Chẳng hạn, giới thiệu cho trẻ khái niệm tạo khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, đồng thời tập trung truyền thông về những hành vi có lợi cho sức khỏe như che miệng, mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay và rửa tay thường xuyên. Xem thêm thông tin về cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại đây.
    • Khuyến khích học sinh đấu tranh, ngăn chặn hành vi kì thị. Thảo luận về những phản ứng mà các em có thể gặp phải xung quanh vấn đề phân biệt đối xử, giải thích với trẻ rằng đó là những phản ứng thường gặp trong các tình huống khẩn cấp. Khuyến khích trẻ bày tỏ, chia sẻ cảm giác của mình, nhưng cũng giải thích rằng nỗi lo sợ và kì thị chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. . Lời nói cũng rất quan trọng, việc sử dụng ngôn ngữ lan truyền những định kiến đang tồn tại chỉ càng khiến người dân sao nhãng việc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân mà thôi. Đọc thêm những điều nên làm và không nên làm khi nói về vi-rút corona với trẻ em tại đây.
    • Lồng ghép nội dung giáo dục về sức khỏe liên quan vào các môn học khác. Các môn khoa học tự nhiên có thể dạy các em về vi-rút, cơ chế truyền bệnh và tầm quan trọng của vắc-xin. Các môn khoa học xã hội có thể tập trung vào lịch sử của các đại dịch, tác động gián tiếp của đại dịch và các chính sách công có thể khuyến khích lòng khoan dung và gắn kết xã hội như thế nào.
    • Cho học sinh tự thực hiện hoạt động tuyên truyền thông qua mạng xã hội, đài phát thanh hoặc truyền hình địa phương.
    • Các bài học nâng cao hiểu biết về phương tiện truyền thông có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện, giao tiếp hiệu quả và trở thành công dân tích cực, từ đó cải thiện năng lực phát hiện tin giả của các em.

    Bạn hỏi - Lazi trả lời

    Bạn muốn biết điều gì?

    GỬI CÂU HỎI
    Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

    Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

    Vui Buồn Bình thường
    ×
    Trợ lý ảo Trợ lý ảo
    ×
    Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
    Gửi câu hỏi
    ×