Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn và trình bày suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ

viết một đoạn văn và trình bày suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ sau khi học các đoạn trích " sau phút chia li " và bài thơ " bánh trôi nước " . trong đó có sử dụng quan hệ từ, gạch dưới những quan hệ từ trong đoạn văn đó 
~ Ai giúp em giải bài tập này với ạ , em cần câu trả lời chính xác nhất , em sẽ tick 5 sao , fl cộng với chấm điểm cao nhất và tick đúng ạ ( À còn ai trả lời đầu tiên chính xác nhất em sẽ tặng 100 xu ạ ) hết hạn là ngày 11 tháng 10 ạ ) Em cảm mon m.n nhìu ạ .
2 trả lời
Hỏi chi tiết
600
2
1
Hằng Nguyễn
08/10/2021 23:25:55
+5đ tặng

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều thiệt thòi bất công. Bởi vậy mà bao nhà thơ, nhà văn đã xót thương, đồng cảm với số phận đó mà viết nên những tác phẩm thấm đẫm giá trị nhân đạo sâu sắc. Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được tạo ra bởi những định kiến, bởi tư tưởng "trọng nam khinh nữ" và bởi chính những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Đoạn trích " Sau phút chia ly" đã thể hiện rõ nỗi đắng cay, cô đơn buồn tủi đến ngậm ngùi của người chinh phụ nhớ thương người mình yêu khi chồng ra trận:

"Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn mây màu biếc trải ngàn núi xanh"

Hai tiếng "chàng- thiếp" cất lên nghe sao thật nghẹn ngào, tình cảm vợ chồng thật thiêng liêng, gắn bó, bền chặt. Chàng đi vào cõi chiến trường, nơi chiến trận với bủa vây những hiểm nguy quân thù "cõi xa mưa gió" sao thiếp không khỏi lo lắng, băn khoăn. Thiếp trở về với nơi buồng cũ, cùng chốn cũ mà này chỉ có mình mình thiếp trơ trọi với chiếu chăn, chẳng còn bóng dáng người thương ôm ấp, ủi an, vỗ về. Càng nghĩ càng đau thương, càng cô đơn càng lẻ bóng. Phút giây sum vầy hạnh phúc đôi lứa ai mà chẳng mong nhưng thực tại không cho phép, đành ngậm ngùi chấp nhận, ngậm ngùi nhớ thương. Mới đây thôi còn đôi sống đôi vậy mà chỉ sau phút chia ly hai người về hai ngả, cách trở ngàn vạn núi sông:

"Tuôn mây màu biếc trải ngàn núi xanh"

Khoảng cách càng xa xôi, càng rộng lớn càng khiến nỗi nhớ nỗi sầu da diết, khôn nguôi:

" Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng."

Nỗi đau chia cách thật thê lương, buồn bã, chân thì bước đi mà lòng không đặng, tim một lòng vẫn hướng về người thương: "chàng ngoảnh lại-thiếp trông sang". Người đi kẻ ở cứ thế mà nhớ tha thiết, nỗi nhớ khôn nguôi, rạo rực. Hàm Dương- Tiêu Dương là hai địa danh cách xa vạn dặm được lặp đi lặp lại càng tô đậm nỗi cách xa vợ chồng. Càng xa cách nỗi nhớ càng chất chồng, càng xa cách hạnh phúc càng mong manh khó nắm giữ, càng xa cách nỗi hy vọng càng nhỏ bé, tội nghiệp đến đáng thương. Ta như cảm nhận được từng nỗi đau thắt lòng, não ruột của người chinh phụ:

"Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"

Nơi buồng cũ gối chiếc đơn côi, nơi chiến trận mong khôn xiết, cả hai đều cùng hướng về tình yêu của đời mình nhưng chỉ thấy những ngàn dâu xanh ngắt, thất vọng tràn trề, nỗi sầu muộn cứ thế mà cuộn trào như từng đợt sóng lòng rạo rực, da diết. Ai thấu cho nỗi đau thương này, ai khóc cho nỗi đau này được? Nỗi nhớ mong dằng dặc trải ngàn cả núi xanh mây biếc, rộng ruổi khắp không gian của ngàn bãi dâu xanh, mỗi khoảng không là mỗi nỗi nhớ mỗi, nhịp thời gian là mỗi nhịp ngậm ngùi. Nghệ thuật điệp ngữ vòng càng đặc tả được dòng tâm trạng đầy bi thương ấy của người chinh phụ. Tất cả đều nhuốm màu buồn ly biệt.

" Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"

Nỗi sầu thương trĩu nặng toát lên qua câu hỏi tu từ. Thật đớn đau, dường như chẳng điều gì có thể khoả lấp được nỗi buồn, nỗi mong, nỗi nhớ của người chinh phụ lúc này đây. Càng khát khao tình yêu lại càng không có được. Càng khát khao được gặp chồng lại càng không thể gặp được. Càng nhớ, càng mong lại càng dằn vặt không thể thoát ra được. Một bi kịch đau đớn trong tình yêu, không phải là không có được tình yêu từ người mình thương mà là có được vẫn chẳng thể bên cạnh, vẫn chẳng thể có được hạnh phúc êm ấm sum vầy.

Chiến tranh loạn lạc đã đẩy người phụ nữ phong kiến vào bi kịch tình yêu, bi kịch hạnh phúc đầy xót xa. Chiến tranh đã khiến bao người mẹ phải xa con, vợ xa chồng....khiến cho bao nhà cửa tan tác, chiến tranh tàn khốc đẫm thương đau là nguyên nhân của mọi đau khổ lúc bấy giờ. Đoạn trích đã một lần nữa tố cáo chiến tranh phi nghĩa đầy tội lỗi. Là tiếng nói về khát khao hạnh phúc đôi lứa, hạnh phúc gia đình đầy yêu thương. Là tiếng lòng của muôn triệu con người đang phải chịu cảnh đọa đầy cả thể xác lẫn tinh thần.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
hằng nguyễn
10/10/2021 14:34:32
+4đ tặng

Trong kho tàng văn học trung đại có rất nhiều những tác giả đã dùng ngòi bút của mình để viết về những mảnh đời bất hạnh. Mà tiêu biểu nhất đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Được sinh ra làm người nhưng không sống đúng giá trị của một con người. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Nàng chính là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nói riêng và phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.

Vũ Nương là một người con gái với xuất thân bình dân và vẻ đẹp dung dị mặn mà. Chính vì thế nàng đã được con trai hào phú trong làng để ý tới. Trương Sinh không tiếc trăm ngàn lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ. Thế nhưng Trương Sinh là công tử ít học, từ bé sống trong nhung lụa nên có tính đa nghi, gia trưởng. Từ sau khi làm dâu ý thức được thân phận nhỏ bé, gia cảnh bần hàn của mình Vũ Nương chưa một lần dám phản kháng hay làm trái ý chồng. Cuộc sống những tưởng êm ả thế nhưng binh biến loạn lạc, Trương Sinh phải lên đường ra chiến trận. Ngày chia tay nàng rót chén rượu đầy cho chồng mà thưa rằng: “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Mong muốn của nàng chẳng phải chức tước công lao chỉ đơn giản là hai tiếng hạnh phúc bình dị. Đó chính là niềm khát khao cháy bỏng của người vợ trong những ngày binh chiến loạn lạc.

Vũ Nương ở lại một tay tần tảo lo lắng việc nhà, chăm sóc mẹ già lại phải cáng đáng thêm đứa con mới lọt lòng. Thế nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ người phụ nữ ấy oán trách nửa lời. Sau khi tiễn con trai lên đường mẹ già vì quá đau buồn mà sinh bệnh nặng. Vũ Nương ngày đêm túc trực thăm nom, đi khắp nơi kiếm thầy tìm thuốc chữa cho mẹ chồng, đồng thời hết lời khuyên lơi nhưng bà không qua khỏi. Mẹ chồng vô cùng cảm động trước tình cảm của con dâu nên trước khi nhắm mắt xuôi tay bà cầm tay nàng mà dặn dò : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.” Sau khi mẹ chồng qua đời nàng hết lòng ma chay, tang chú lễ nghĩa cho trọn đạo dâu hiền.

Về phần con nhỏ, do quấy khóc nên hàng đêm Vũ Nương ẵm con trên tay chỉ vào chiếc bóng mình trên tường và nói “Cha con đến kìa”. Mỗi lần như thế đứa bé lại cười reo thích thú. Lâu dần thành quen nàng cũng chẳng còn nhớ giải thích về “chiếc bóng” trên tường với con nữa.

Giặc tan, Trương Sinh trở về tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với nàng từ đây thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ vì hiểu lầm nhỏ nhặt mà đã đẩy cuộc đời Vũ Nương vào bế tắc.

Chính chiếc bóng mình trên tường đã khiến Trương Sinh nảy sinh lòng đa nghi đố kỵ. Không nghe vợ giải thích chỉ biết đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Vũ Nương vì quá tủi nhục đã trẫm mình xuống sông tự vẫn kết thúc nỗi oan nghiệt thấu trời. Nguyên nhân đẩy nàng đến cái chết không phải do sự vô tâm của chồng mà chính là sự cay nghiệt của miệng đời.

Số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Luôn bị áp bức và dồn đến đường cùng. Dù họ có xinh đẹp tài hoa hay sang hèn thì đều chung một tiếng đó là “bạc mệnh”. Như nhà thơ Nguyễn Du từng viết:

“Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Họ là những nạn nhân của chế độ cũ, của những hủ tục lạc hậu và định kiến hà khắc. Sống ở đó họ chỉ tồn tại như những món đồ vô tri vô giác, mang đi đổi chác, bán mua và hoàn toàn không có quyền lên tiếng hay thanh minh gì cho mình. Vũ Nương chết mang theo nỗi oan thấu trời xanh thế nhưng kẻ khiến nàng rơi vào đường cùng là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án hay dè bỉu. Thậm chí khi nàng đã được minh oan, Trương Sinh cũng không bị cắn rứt lương tâm, không muốn nhắc lại chuyện cũ mà coi như “nó đã qua”. Phải chăng sự sống và cái chết của người phụ nữ trong xã hội bị coi thường đến mức rẻ rúm? Họ không có quyền thanh minh và lại càng không được bảo vệ đến tính mạng?

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng ngậm ngùi khi nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ bằng những vần thơ đầy đau thương:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Thế nhưng mặc dù đã đạp lên số phận, đã khẳng định tiếng nói vị thế của mình song hành động đó của bà chỉ như một điểm sáng vụt qua giữa bầu trời đầy đen tối. Nó không đủ để làm nên một đại cách mạng về quyền sống và quyền làm người của phụ nữ trong xã hội đương thời đầy rối ren và bế tắc.

Vũ Nương chính là một hình ảnh đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Những con người sinh ra làm con người nhưng không được sống trọn vẹn một kiếp người. Đó cũng là tiếng nói chống lại sự bất công, phân biệt đối xử trong xã hội, và là tiếng lòng nhân ái đầy sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Dữ muốn gửi gắm

Xàm VL
Em cảm ơn chị vì đã giúp em làm văn ạ , Nhưng chị ơi , đề bài yêu cầu viết một đoạn văn và trình bày suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ sau khi học các đoạn trích " sau phút chia li " và bài thơ " bánh trôi nước " . trong đó có sử dụng quan hệ từ, gạch dưới những quan hệ từ trong đoạn văn đó . Chị cũng bị thiếu mất 1 chi tiết quan trọng trong đề bài ạ , em cảm ơn chị nhiều ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư