LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật Vũ Nương

Phân tích nhân vật Vũ Nương
3 trả lời
Hỏi chi tiết
111
0
0
Wow
09/10/2021 06:06:40
+5đ tặng
          Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã được Nguyễn Dữ khắc hoạ thành công. Nàng được coi là điển hình tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ dưới chế độ.phong kiến. Vũ Nương là một người con gái “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”, chính cái nhan sắc và đức hạnh ấy đã khiến Trương Sinh cảm phục “xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ”. Nàng luôn ý tứ giữ gìn khuôn phép để chế ngự trái tim đa nghi của chồng mình, không để vợ chồng phải thất hòa, cho gia đinh yên ấm. Trong buổi tiễn chồng đi lính, nàng động viên an ủi chồng mình vượt qua khó khăn, nàng không màng phú quý vinh hoa, chỉ mong chồng bình yên trở về khiến ai cũng phải rơi nước mắt. Xa chồng nàng một mình đảm đương mọi việc trong gia đình, chăm sóc mẹ già con nhỏ, khi mẹ chồng mất thì lo chôn cất chu đáo. Nàng còn vì thương con mà chỉ bóng mình là cha Đản, để con không mặc cảm, buồn tủi vì  không có cha bên cạnh. Nào ngờ khi chàng Trương trở về, nghe lời con nhỏ mà sinh nghi cho vợ, mắng nhiếc đuổi nàng đi. Nàng Vũ khóc lóc phân trần để minh oan với chồng nhưng Trương Sinh không nghe. Bị dồn tới bước đường cùng, bất đắc dĩ Vũ Nương phải mượn dòng sông Hoàng Giang để chứng minh cho cái tiết hạnh và sự chung thủy của mình. Chính tấm lòng cao đẹp, nàng không chết mà được hoàng hậu Linh Phi rẽ nước cứu sống. Nhưng dù cuộc sống dưới chốn thủy cung sung sướng vinh hoa, trái tim nàng vẫn luôn hướng về quê hương, mổ mả tổ tiên và đặc biệt là nhớ cái gia đình nhỏ của mình. Tác giả Nguyễn Dữ đã ngầm gửi gắm niềm cảm thương, trân trọng đối với đức hạnh của người phụ nữ ấy, đồng thời lên án xã hội phong kiến nam quyền bất công không có chỗ cho những người tốt đẹp như nàng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
09/10/2021 06:46:59
+4đ tặng

Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nhà văn Nguyễn Dữ. Qua truyện này, nhà văn đã xây dựng hình ảnh Vũ Nương - nhân vật chính của truyện với cuộc đời đầy bất hạnh.

Chỉ với vài lời giới thiệu đơn giản, Nguyễn Dữ đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh một người phụ nữ mang đậm nét đẹp truyền thống. Vũ Nương khiến người đọc cảm thấy yêu mến không chỉ bởi vẻ ngoài xinh đẹp mà còn vì nét đẹp trong tâm hồn. Nàng là một người vợ hiểu chuyện, biết lễ nghĩa. Khi biết chồng có tính đa nghi, luôn phòng ngừa vợ quá mức nhưng vẫn không cảm thấy tủi thân mà cố gắng sống giữ gìn để gia đình luôn hòa thuận. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Đối với Vũ Nương sự bình an của chồng mới là điều quan trọng nhất.

Trong suốt những năm chồng đi lính, Vũ Nương phải gánh vác trách nhiệm của một trụ cột gia đình. Nàng vừa phải dạy dỗ con thơ, vừa phải chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ Trương Sinh, nàng đã hết lời khuyên bảo. Đến khi mẹ chồng mất, nàng “thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Với đứa con thơ, vì thương con phải xa cha từ nhỏ, mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Hàng đêm khi đứa con nhỏ hỏi về cha, Vũ Nương đã chỉ vào cái bóng của mình và bảo đó là cha Đản.

Những tưởng một người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp sẽ được đón nhận tình yêu thương, hạnh phúc. Thì cuộc đời của nàng lại trở nên bất hạnh. Sau khi đi lính trở Trương Sinh nghe tin mẹ già đã mất, hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Chàng thấy đứa trẻ quấy khóc liền dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Điều đó khiến Trương Sinh nghĩ rằng vợ mình ở nhà đã có người đàn ông khác. Vũ Nương trở về bị chồng nghi ngờ mắng nhiếc. Dù tủi thân nhưng vẫn hết lời giải thích. Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Cái chết của Vũ Nương là số phận nhưng cũng là lời tố cáo sự ghen tuông mù quáng, vũ phu của đàn ông, mà đại diện là Trương Sinh.

Nhưng Vũ Nương không chết thật, nàng được đức Linh Phi cứu và sống ở thủy cung. Khi gặp lại Phan Lang - một người sống cùng làng tình cờ cũng được Linh Phi cứu thoát chết dưới thủy cung liền giãi bày nỗi oan khuất của mình. Nàng gửi nhờ Phan Lang “một chiếc hoa vàng mà dặn”: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về”. Lúc bấy giờ, Trương Sinh đã hiểu rõ mọi chuyện, bèn lập đàn giải oan cho nàng, Vũ Nương hiện về thăm lại hai cha con. Nhưng nàng không thể trở về sống bên chồng và con được nữa. Đó phải chăng là nỗi bất hạnh lớn nhất của Vũ Nương lúc này?

“Chuyện người con gái Nam Xương” được xây dựng dựa trên một cốt truyện dân gian. Nhưng cái thành công của Nguyễn Dữ là đã xây dựng được hình ảnh Vũ Nương bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật thật độc đáo. Nhà văn đã miêu tả nội tâm nhân vật thông qua các lời đối thoại, tự bộc bạch khi đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt là việc sử dụng yếu tố kì ảo ở cuối truyện đã tô đậm thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: Nặng tình nghĩa, coi trọng nhân phẩm, vị tha mặc dù ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, vẫn luôn muốn khôi phục danh dự.

Vũ Nương quả thật đã đại diện cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Nguyễn Dữ đã vô cùng thành công khi khắc họa được nhân vật này.

1
0
Trường Nguyễn
18/10/2021 18:47:12
a) Mở bài Khái quát chung về nhân vật: Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết. b) Thân bài * Khái quát chung - Hoàn cảnh sáng tác: Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. * Phân tích nhân vật Vũ Nương - Hoàn cảnh sống của Vũ Nương + Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ + Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau. - Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp + Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. + Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng. + Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. + Người mẹ thương con hết mực: bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé + Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa. - Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu + Nàng là nạn nhân của chế độ nam quyền Cuộc hôn nhân không bình đẳng về giai cấp: "vốn con kẻ khó" - "nhà giàu" Hôn nhân không có tình yêu và sự tự do. + Nàng là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa Chiến tranh khiến cho vợ chồng xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm Chiến tranh là ngòi nổ cho thói ghen tuông, đa nghi của Trương Sinh. + Bi kịch gia đình tan vỡ, phải tìm đến cái chết Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng. Bế tắc, nàng tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức => Cái chết tô điểm thêm tính chất bi kịch của thân phận Vũ Nương. * Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật + Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... + Yếu tố kì ảo, kịch tính và có thực. c) Kết bài - Tác giả Nguyễn Dữ với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động, Chuyện người con gái Nam Xương khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn - Truyền kì mạn lục trở thành áng thiên cổ kì bút trong nền văn học trung đại Việt Nam khi góp tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư