Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Anh/ chị nhận được những bài học nào cho mình từ truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu Trọng Thủy

anh/chị nhận được những bài học nào cho mình từ truyền thuyết an dương vương mị châu trọng thủy
3 trả lời
Hỏi chi tiết
681
0
0
...♥
09/10/2021 17:50:08
+5đ tặng
 
 
Nhắc đến truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy người ta không quên cái kết cục bi kịch kia. Đó hoàn toàn là những cái chết để trả giá cho những việc làm của bản thân mình. Đặc biệt là cái chết của Mị Châu và Trọng Thủy. Một hình ảnh được người ta nhớ đến khi nhắc đến mối tình của hai người đó là ngọc trai và giếng nước. Có thể nói đó là một hình ảnh đắt mang nhiều giá trị ý nghĩa.
 
Hình ảnh ngọc trai tượng trưng cho Mị Châu. Nàng là một người con gái ngoan hiền nghe lời cha nhưng vì quá ngây thơ nhẹ dạ cả tin mà nàng đã trở thành kẻ phản đồ làm cho thành bị chiếm nước Âu Lạc bị mất. Người cha của cô thì phải xuống biển cùng với thần rùa Kim Quy. Trong cái xã hội người ta chuộng đất nước như thế việc cô vô tình trở thành kẻ phản đồ phản nước đã buộc cha cô tuốt gươm chém đầu cô không thương tiếc. Vì theo quan niệm của người xưa tuy "hổ dữ không ăn thịt con" nhưng một khi đã phản lại quốc gia thì thân đến đâu cũng phải nhận cái chết làm kết cục. Mị Châu chết mà không biết tại sao. Và có lẽ chính vì thế mà khi nàng chết nàng hóa thành ngọc trai để thể hiện tấm lòng trong trắng của mình. Viên ngọc ấy thể hiện sự trong sáng trong tình yêu cũng như trong tình cha con đất nước của Mị Châu. Nàng yêu rất thật, hiếu thảo chứ không hề có hai lòng.
 
Còn về phần giếng nước kia chính là tấm gương phản chiếu hội tụ tất cả những tội lỗi mà Trọng Thủy mắc phải. Suy cho cùng thì Trọng Thủy cũng vì hiếu với cha cho nên đã lừa dối nàng Mị Châu chứ trong thật tâm chàng cũng yêu thương nàng một cách rất thật lòng. Sau những gì mà Trọng Thủy đã làm cũng như chứng kiến cái chết của người vợ mình, người mà mình ngày đêm đầu ấp tay kề thương yêu hết mực Trọng Thủy như ý thức được cái chết kia chính là do bản thân mình gây ra vì thế cho nên anh đã vô cùng ân hận. Cái chết kia ám ảnh anh, khiến anh day dứt. giếng nước như phản chiếu mọi lỗi lầm ấy khiến cho anh nhìn vào đó mà lòng không yên chàng quyết định nhảy xuống đó tự tử. Phải chăng chàng đã dùng giếng nước kia để rửa sạch những tội lỗi của bản thân mình?
 
Theo như tương truyền thì khi người ta lấy nước giếng ấy rửa ngọc thì càng rửa càng sáng. Với quan niệm yêu nước thì cha ông ta sẽ không bao giờ sáng tạo nghệ thuật để ngợi ca những ai đưa họ đến bi kịch mất nước. Vậy nên ở đây ta hiểu rằng ý nghĩa của hình ảnh nghệ thuật kia nhằm để nói đến tình yêu sự tha thứ của Mị Châu và Trọng Thủy. Người chồng kia đã cảm thấy ăn năn và quyết định tìm đến cái chết để chuộc mọi lỗi lầm. Ngọc kia càng rửa càng sáng thể hiện sự tha thứ của Mị Châu dành cho chàng Thủy. Tình yêu của họ không được đẹp trên trần gian thì sẽ đẹp lúc chết đi. Cái đẹp ấy thể hiện ở tình cảm vợ chồng sắt son bền chặt yêu thương dù cho có ở thế giới bên kia.
 
Có thể nói hình ảnh kia thể hiện được tấm lòng bao dung của tác giả dành cho những con người mắc phải tội lỗi ấy. Nói một cách khách quan thì ở đây ta thấy trong tình hình chiến tranh của những vị vua thời xưa chính hai người con kia đã trở thành công cụ để cho cha mình thực hiện được mục đích cướp nước của mình. Hai người ấy chính vì thế mà tình cảm vợ chồng bị ảnh hưởng bị làm cho tan nát. Vậy nên sự chết đi hóa thành ngọc trai – giếng nước kia là một lời bênh vực của tác giả dành cho những người con ấy. Họ đâu có được quyền lợi gì trong chuyện ấy mà họ chỉ biết sống trọn tình trọn nghĩa với người thân của mình mà thôi. Mị Châu sống trọn tình với cha nhận lời cưới trọng Thủy. Nàng sống không lừa dối, không dấu diếm với Trọng Thủy. Còn chàng thì chàng sống trọn tình với cha mình.
 
Như vậy qua đây ta có thể thấy rằng hình ảnh ngọc trai – giếng nước mang nhiều ý nghĩa sâu sắc của mối tình Trọng Thủy Mị Châu. Cả hai người đều có lỗi nhưng cái lỗi ấy suy cho cùng cũng vì sự trung hiếu, vì tình cảm, sự ngây thơ dại khờ mà thôi. Thật tâm trong lòng họ đều không toan tính gì cả, lòng họ sáng như ngọc trai, trong như giếng nước kia vậy.
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trang Nguyen
09/10/2021 17:50:26
+4đ tặng
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nước với nhà, giữa cá nhân với công đồng.
1
0
Tạ Thị Thu Thủy
09/10/2021 17:50:31
+3đ tặng
Suốt hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của ông cha, đã có biết bao sự việc đau lòng xảy ra chỉ vì tranh giành lãnh thổ, ngôi vị quyền hành độc tôn. Điển hình nhất là Truyền thuyết An Dương Vương với câu chuyện đau lòng của Trọng Thủy- Mỵ Châu, và sự khinh suất của vua An Dương Vương trước kẻ địch. Từ đó sự tích này để lại cho con cháu đời sau nhiều bài học quý giá.
Chính vì có sự trợ giúp của nỏ thần mà An Dương Vương ngày càng đắt ý và kiêu ngạo trước kẻ địch. Ông nghĩ Triệu Đà sẽ chẳng bao giờ chiến thắng được mình. Thế nên, khi Triệu Đà nhiều lần đem quân sang xâm lược Âu Lạc, An Dương Vương “cậy có nỏ thần, vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười mà nói rằng: “Đà không sợ nỏ thần sao?”.

     Cũng chính câu nói đầy sự tự mãn ấy của An Dương Vương đã khiến Triệu Đà nảy sinh âm mưu bằng mọi cách phải chiếm đoạt được nỏ thần. Do đó, ông mới nghĩ ra kế sách liên hôn giữa hai nước nhằm nhờ sự trợ giúp của Trọng Thủy để lợi dụng tình cảm của Mị Châu, lấy trộm nỏ thần đem về nước
Sự mất cảnh giác của vua An Dương Vương trước âm mưu của quân địch 

     Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác những câu thơ đắt giá như sau:

                                   Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,

                                   Trái tim lầm chỗ để trên đầu,

                                   Nỏ thần vô ý trao tay giặc,

                                   Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

     Thế nhưng có lẽ, câu chuyện bi kịch xảy ra đến nỗi “cơ đồ đắm biển sâu” đâu hẳn chỉ là lỗi lầm cho sự ngây thơ của công chúa Mỵ Châu. Xét về nguyên nhân chính thì vua An Dương Vương đã quá kiêu ngạo trước kẻ địch. Nên ông đã không đề phòng mà đồng ý gả Mỵ Châu cho Trọng Thủy.

     Trong khi đó, ông cũng không hề nghi ngờ sẽ có ngày Trọng Thủy ăn cắp nỏ thần và đem quân tạo phản. Có lẽ, An Dương Vương đã nghĩ Trọng Thủy giờ đã là con rể, nên chỉ có thêm người trung thành với ông chứ nào nghĩ đến chuyện phản bội. Còn Triệu Đà vì không xâm chiếm được Âu Lạc nên mới hạ mình đề nghị liên hôn để giữ tình ban giao giữa hai nước.

Sự sơ suất trong cách dạy dỗ con cái của vua An Dương Vương
 

Đến giờ phút đất nước lâm nguy, ông mới biết nỏ thần bị Trọng Thủy lấy trộm là do Mỵ Châu đưa cho chàng. Sau đó, trên đường chạy trốn Cũng do Mỵ Châu tiếp tục ngu muội rải lông ngỗng giúp đội quân của Triệu Đà cùng Trọng Thủy tìm đến truy sát. Nên trong lúc tức giận, An Dương Vương đã cắt đứt tình thâm, chính tay dùng kiếm giết chết người con gái duy nhất.

     Bi kịch này suy cho cùng cũng là do sự nuông chiều của vua An Dương Vương dành cho công chúa Mỵ Châu. Ông yêu thương con, nhưng không hề dạy con về trọng trách của một công chúa- người nắm quyền của một nước về phương pháp giữ nước và đề phòng kẻ địch. 

     Lỗi lầm lớn nhất của An Dương Vương là đã không dạy con gái cách phân biệt giữa công và tư, không thể xen lẫn chuyện tình cảm vào những bí mật chính trị liên quan đến sự tồn vong của quốc gia. Vì vậy, với suy nghĩ đơn thuần, trong sáng của Mị Châu đã gây nên cảnh trớ trêu, tan thương cho Âu Lạc.
Bài học chính rút ra từ Truyện An Dương Vương
     Thông qua những chi tiết đắt giá từ Truyền thuyết An Dương Vương- Trọng Thủy, Mị Châu đã giúp con cháu đời sau rút ra được nhiều bài học quý báu. Đó là bài học cho việc cân bằng và biết cách xử lý đúng đắn giữa các mối quan hệ trong cuộc sống, giữa việc công và việc tư.

     Không thể xen lẫn tình cảm cá nhân vào những việc chung liên quan đến đất nước, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự tồn vong của quốc gia. Vậy nên, hành động cuối truyện của An Dương Vương khi rút kiếm kết liễu mạng sống của con mình, đã thể hiện cách xử trí công tư phân minh, không vì tình riêng mà làm tổn hại thêm đến đất nước.
Mặc dù, từ truyện An Dương Vương- Trọng Thủy, Mị Châu đã giúp ta rút ra được bài học cho sự sáng suốt, về cách xử trí hợp lý trong các mối quan hệ. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, để mang đến bài học quý báu ấy, kết cục của nhân vật Mị Châu đã phải trả giá quá đắt cho nỗi oan khuất không thể rửa sạch và sự tổn thương không thể chữa lành trong tình cảm. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư