Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em có thích  đoạn kết thúc trong SGK Tấm cám 10 không 

Em có thích  đoạn kết thúc trong SGK Tấm cám 10 không  vì sao
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
103
0
0
Anh Thư
10/10/2021 09:09:05
+5đ tặng

Theo chương trình SGK lớp 10 hiện hành thì đoạn kết của truyện “Tấm Cám” đã được thay đổi, khác với truyện cổ tích truyền thống.

Minh họa truyện Tấm Cám
Minh họa truyện Tấm Cám
Trong các bản truyện cổ tích “Tấm Cám” trước đây được kể trong dân gian và in trong các truyện cổ tích Việt Nam, đoạn kết được ghi lại như thế này: “Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó chết ngay tức khắc. Tấm sai người lấy thịt cám làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ. Thấy Tấm có lòng tốt, dì ghẻ nhận và không tỏ ra nghi ngờ. Đến khi ăn gần hết, mẹ Cám mới nhìn thấy chiếc đầu lâu. Một con quạ chợt đậu lại bên cửa sổ, nhìn vào và nói: “Ngon gì mà ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng”. Mẹ Cám nhận ra cỗ mắm mà Tấm gửi thật ra là thịt của con mình nên đã lăn đùng ra chết”.

Thế nhưng, trong SGK lớp 10, đoạn kết này đã được sửa đổi: “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.”
Dư luận trái chiều

Việc thay đổi kết truyện Tấm Cám như trên đã tạo ra nhiều cách nghĩ khác nhau. Bạn Nguyễn Thị Quyên (SV khoa Văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết,  truyện cổ tích đã đi vào lòng người Việt chúng ta, từ trẻ em đến người lớn đều nằm lòng nội dung câu chuyện Tấm Cám. Nếu đoạn kết thay theo kiểu "Tấm tha chết cho hai mẹ con Cám nhưng rồi họ cũng bị trời trừng phạt" thì sẽ hay và có nhân tính hơn, chứ như cô Tấm trong nguyên bản thì thâm độc và ác quá.

Thế nhưng vẫn có nhiều ý kiến cho rằng vẫn nên giữ nguyên cốt truyện, điều quan trọng là giáo viên sẽ dạy học sinh tiếp cận theo hướng nào. Bạn Xuân Hùng (ĐH Ngoại thương, HN) bày tỏ quan điểm: “Không nên thay đổi nguyên gốc của truyện, để các em biết cách phê phán cái đúng cái sai, cái hay và cái chưa hay của người xưa. Không nên tạo ra những câu chuyện dập khuôn là chuyện cổ Việt Nam cái gì cũng hay, cũng đẹp rồi cố gắng sửa những gì mình cho là chưa hay chưa đẹp. Và kết chuyện Tấm Cám đã tồn tại rất lâu mà con người Việt không vì thế mà kém nhân hậu đi”.

Theo các chuyên gia, nhà phê bình văn học, truyện cổ tích là tác phẩm văn học dân gian, có nhiều dị bản nhưng ý nghĩa của truyện vẫn là thông điệp “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Vì thế, việc sửa đổi sẽ không phù hợp và làm mất ý nghĩa mà người xưa muốn truyền lại cho đời sau. GS.TS Nguyễn Xuân Kính - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá cho rằng, việc Tấm phải trả thù và tiêu diệt mẹ con Cám là tất yếu, hành động đó không có gì là xa lạ với cách nghĩ và tâm lý dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư