Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện cổ Tấm CámMở bài:Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấucó chủ định, kể về số phận của con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Thông qua cuộc đời và số phận nhân vật Tấm, nhân dân ta muốn khẳng định chân lí cái thiện luôn chiến thắng cái ác và khuyên nhủ con người nên làm những điều tố đẹp, tránh những việc xấu xa, hại người.Thân bài:Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện “Tấm Cám”:Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đếncao.Ban đầu chỉ là những mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng trong cuộc sống gia đình thường ngày. (nội dung về chiếc yếm đỏ, về con cá bống, về việc Tấm đi xem hội- thử giày)Về sau, mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau (chi tiết về cái chết của Tấm, về con chim vàng anh, về cây xoan đào và khung cửi, về bà lão hàng nước và quả thị). Đây là mâu thuẫn về quyền lợi xã hội.Truyện “Tấm Cám” phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thờicổ (giữa dì ghẻ và con chồng). Bên cạnh đó, truyện còn có ý nghĩa xã hội cao hơn là thể hiện mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. Tấm là đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là hình ảnh của cái ác, của kẻ bất lương. Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giải quyết theo hướng thiện thắng ác.