Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Dế Mèn từ khi trêu chị Cốc đến lúc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt

1.Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Dế Mèn từ khi trêu chị Cốc đến lúc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt
2.Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật người anh trong truyên "Bức tranh của em gái tôi" khi:
-Em gái đc phát hiên tài năng
-Khi đứng trc bức trang của em gái
3.Phân tích diễn biến tâm trạng của chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng
8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.760
31
4
Nguyễn Thị Thu Trang
12/02/2018 16:40:34
câu 1

- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:

  • Lúc bắt đầu trêu:
    • Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.
    • Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
  • Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát.
    • Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang
    • Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.
  • Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận.
    • Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.
    • Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.

- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
5
Nguyễn Thị Thu Trang
12/02/2018 16:41:31
câu 3
Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ đẻ. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.
5
18
Hiếu Phan
12/02/2018 17:02:28
Câu 1
Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc : ko dám đối đầu vs cj Cốc , nằm im thin thít khi nghe thấy tiếng cj Cố mổ Choắt , mon men bò ra ngoài khi chị Cốc bay đi.
6
9
Hiếu Phan
12/02/2018 17:03:48
3. Tâm trạng của chú bé Phờ-răng trong buổi học cuối cùng:
- Trước buổi học : Phrang định trốn học nhưng cưỡng lại được và vội vã đến truoừng.
- Những điều khác lạ trên đường đến trường và không khí trong lớp học khiến Phrang ngạc nhiên.
- Khi biết đây là buổi học cuối cùng, Phrang thấy choáng váng, sững sờ, tiếc nuối và ân hận , muốn được trau dồi tiếng Pháp.
- Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Phrăng càng ân hận khi thầy gọi đọc bài mà chú không thuộc chút nào trong tiếng Pháp.
- Chú kinh ngạc nhận ra rằng hôm nay mình chăm chú nghe giảng và hiểu bài rất nhanh. Buổi học đã khơi dậy trong tâm hổn Phrăng tinh yêu đối với tiếng mẹ đẻ nên khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, chú thấy thật rõ ràng và dễ hiểu.
- Chú khâm phục và tự hào về thầy giáo của mình. Thầy giáo già đã khơi dậy tình cảm thiêng liêng đối với tiếng nói dân tộc, điều đó đồng nghĩa với lòng yêu nước trong hoàn cảnh quê hương bị quân xâm lược thôn tính và có âm mưu đổng hoá. Qua đó, chú yêu mến, tự hào và trân trọng tiếng mẹ đẻ.
7
7
Mimi Qeen Ni
12/02/2018 17:05:08
1) Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Dế Mèn từ khi trêu chị Cốc đên lúc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt:
Dế Mèn có tính nghịch ranh, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ nên một lần đã trêu chị Cốc.
Dế Mèn rủ Dế Choắt trêu chị Cốc nhưng Dế Choắt từ chối, không dám trêu. Khi thấy Dế Choắt đã sợ, DM lại càng huênh hoang: ''Sợ gì? Mày bảo ta sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!''. Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
Sau khi trêu chị Cốc, DM khoái chí, chuitọt ngay vào hang, lên giường nằm khểnh hình chữ ngũ, bụng nghĩ thú vị: ''Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè vỡ đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!''.
Không thấy DM nhưng lại trông thấy DC đang loay hoay trong cửa hang,chị Cốc trợn tròn mắt, giương cánh lên thì DM run sợ. Trông thấy chị Cốc mổ DC thì phát khiếp nằm im thin thít, đợi chị Cốc đi thì mới dám mon mn bò lên. Thấy tình cảnh DC hông dậy được nữa , nằm thoi thóp , DM hốt hoảng và ân hận: '' Nào đâu tôi có biết ...... dại dột của tôi.''.Thế rồi DC tắc thở, DM vừa thương vưa ăn năm tội mình Qua đó DM đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho bản thân của mình chính là câu ói lời khuyên của DC trước khi chết.
DM đem xác DC chôn vào một vùng cỏ bùm tum, đắp thành nấm mộ to va đứng lặng giờ lâu và nghic về bài học đường đời đầu tiên.
Sau khi chứng kiến cai chết thảm thương của DC, DM từ hung hăng, kiêu ngạo, hống hách đã trở nên sợ hãi, nhút nhát, chỉ vì một phút nông nổi của mình, DM đã biết hối hận.
5
3
Quỳnh Anh Đỗ
12/02/2018 18:51:51
Là diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chọc chị Cốc:
- Cái tên Dê Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu.
- Cách xưng hô của Dể Mèn với Dế Choắt rất trịch thượng, kẻ cả.
- Dế Mèn coi nhẹ tình nghĩa xóm giềng, thiếu tình thương đồng loại.
- Lúc đầu thì huênh hoang trước Dế Choắt, sau khi trêu chọc chị Cốc lại chui tọt vào hang, yên trí với nơi ẩn nấp an toàn của mình.
- Khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ gãy lưng thì Dế Mèn sợ hãi nằm im, chờ chị Cốc bay đi rồi mới dám mon men bò ra khỏi hang.
b/ Thái độ của Dế Mèn trước cái chết thảm thương củ a Dế Choắt:
- Dế Mèn ân hận về tội lỗi của mình, thấm thía bài học đường đời đẩu tiên: Ở đời nà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang rạ vào mình.
- Ngẫm nghĩ về hậu quả của thói hung hăng, xốc nổi.
4
5
Quỳnh Anh Đỗ
12/02/2018 18:55:26
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị......xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
1
3
Quỳnh Anh Đỗ
12/02/2018 18:57:35

Với việc học tiếng Pháp Phrăng rất ngại, cậu bé thích rong chơi hơn là học những quy tắc phân từ. Nhưng khi nghe thầy Ha-men thông báo đây là buổi học cuối cùng, thái độ của Phrăng:

  • Lúc đầu thấy choáng váng vì đột ngột.
  • Thấy tiếc nuối vì mình mới chỉ biết viết tiếng Pháp "tập toạng".
  • Thấy ân hận về sự lười học, ham chơi của mình.
  • Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như "người bạn cố tri".
  • Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen.
  • Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×