Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
THỰC TRẠNG :
Trong những năm qua, nhất là giai đoạn 1996 – 2000, Đảng bộ và nhân dân Quận 10 đã có nhiều nỗ lực để lãnh đạo, thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng bộ đã đề ra, nhằm phát triển văn hóa xã hội, giải quyết nhữõng vấn đề bức xúc về đời sống văn hóa cơ sở – trật tự an toàn xã hội … Bộ mặt văn hóa xã hội Quận có nhiều đổi thay, từ việc phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, thực hiện các chính sách xã hội, chăm lo đời sống người dân (như diện chính sách, nhân dân lao động nghèo, người già, trẻ em …) cho đến phát triển các phong trào văn hóa văn nghệ-thể dục thể thao- sự nghiệp y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cùng với nhiều công trình, nhiều thiết chế văn hóa xã hội được hình thành như nâng cấp xây dựng mới trường học, Trung tâm y tế, Trung tâm Thể dục Thể thao, Trung tâm Văn hóa, Nhà Thiếu nhi, Công viên Lê Thị Riêng, tăng cường thiết bị Nhà hát Hòa Bình, xây dựng nhà truyền thống, bia tưởng niệm Vườn Lài, trùng tu lại các di tích lịch sử văn hóa … Tiếp tục đầu tư nâng cấp xây dựng mới Nhà văn hóa phường, sân chơi, tụ điểm sinh hoạt thanh thiếu niên, xây dựng tủ sách, khu dân cư “Xanh – Sạch – Đẹp”, khu phố văn hóa và nhiều phong trào hành động cách mạng khác (Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, gia đình văn hóa, gia đình cách mạng gương mẫu, người tốt việc tốt, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm-tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, …. Xây dựng công sở văn minh sạch đẹp an toàn…) gắn kết với nhiều loại hình hoạt động đa dạng phong phú đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần hình thành nền văn hóa mới, con người mới, cải thiện về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn dân cư.
Đồng thời với việc xây, Đảng bộ, chính quyền không ngừng tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội nghiêm trọng, trong đó tập trung thực hiện Nghị quyết an ninh quốc phòng của Đảng bộ, thực hiện Nghị định 36/CP, Nghị định 87 – 88/CP, Chỉ thị 814/TTg, xây dựng môi sinh môi trường sạch đẹp, chống văn hóa độc hại, bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tội phạm – tệ nạn xã hội, mại dâm – ma túy – HIV. Đã chuyển hóa nhiều địa bàn, tụ điểm, trọng điểm phúc tạp về tệ nạn xã hội, xóa 150/177 tụ điểm, trong đó nổi bật là xóa và chuyển hóa 31 tụ điểm phức tạp về mại dâm (xóm Cây điệp Phường 2, nhà trọ Lê Hồng Phong Phường 1, nạn mãi dâm bia ôm ..). Về các tụ điểm mua bán, chích hút các chất ma túy từ khi có Nghị quyết 10 của Ban chấp hành Đảng bộ xác định 48 tụ điểm – 1190 đối tượng, đến nay, qua đấu tranh còn lại 01 tụ điểm và 9 điểm mua bán chích hút thường xuyên với 999 đối tượng. Đến nay, trên địa bàn Quận còn tồn tại 12 tụ điểm phức tạïp về hình sự, 05 điểm về mại dâm.
Những thành tích trên đã góp phần nhất định vào việc cải thiện môi trường sống, nâng cao đời sống văn hóa, giữ vững an ninh trật tự xã hội ở cơ sở. Nhưng mặt tồn tại, khuyết điểm, nhiều vấn đề bức xúc xã hội đặt ra chưa được giải quyết cụ thể :
Mặt trái kinh tế thị trường tác động xấu đến đời sống văn hóa cơ sở, sự phân hóa giàu nghèo tạo ra sự cách biệt về mức sống và việc hưởng thụ đời sống tinh thần ngày càng lớn, nhiều gia đình có cuộc sống và mức thu nhập không ổn định. Đời sống diện chính sách, cán bộ về hưu còn nhiều khó khăn, đa số ở dưới mức sống bình quân của xã hội, diện xóa đói giảm nghèo vẫn còn nhiều (2080 hộ), công tác xóa đói giảm nghèo có nhiều nỗ lực nhưng chưa thật căn cơ. Tham nhũng tiêu cực xã hội, sách nhiễu dân chưa được khắc phục, nhiều ngườøi còn lãng phí, có lối sống thực dụng, buông thả, mê tín dị đoan, thiếu văn hóa … vẫn là trở lực không nhỏ cho việc xây dựng con ngườøi mới, đời sống văn hóa mới, đặc biệt một số lĩnh vực tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, đáng lo ngại như trộm cắp, cướp giật trên đường phố, mại dâm biến tướng, vấn nạn ma túy, HIV … Là sự thách thứùc của toàn xã hội, nhưng các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp chưa có biện pháp đấu tranh - ngăn chặn - đẩy lùi có hiệu quả. Đó cũng là nỗi bất an, mối đe dọa, lo lắng thường xuyên của người dân, ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
II/ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU :
1) Trước hết phải thống nhất về quan điểm, mọi chính sách xã hội, xét cho cùng đều phải hướng đến xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích trước mắt hoặc lâu dài của con người – Đầu tư cho văn hóa xã hội luôn đem lại lợi ích to lớn, với giá trị tăng theo cấp số nhân, không chỉ tính bằng giá trị kinh tế mà cái lớn hơn là giá trị tinh thần để mỗi người dân, cũng như cộng đồng dân cư đang và sẽ được hưởng thụ. Từ đó, việc vận động thuyết phục mọi người, mọi ngành, cấp, thành phần kinh tế … tập trung đầu tư cả vật chất lẫn tâm huyết cho việc xây dựng đời sống văn hóa mới mà thiết thực nhất là đời sống văn hóa cơ sở. Trong đó lấy gia đình, tổ dân phố, khu phố làm đối tượng trọng tâm để tập trung xây dựng.
2) Mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong văn kiện vẫn là vấn đề định hướng chung, cần có nghiên cứu sâu kỹ, có định hướng, cụ thể hóa theo từng chuyên đề, nội dung, công việc xây dựng đời sống văn hóa hướng về cơ sở, trên địa bàn dân cư, từø đó có phân kỳ thực hiện – có sơ tổng kết, rút kinh nghiệm bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể.
3) Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa – giáo dục – y tế – thể dục thể thao nhưng không phải để bớt đi gánh nặng của Nhà nước, mà vấn đề là để khai thác phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, thu hút các nguồn lực để phát triển văn hóa-xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, tăng mức hưởng thụ văn hóa/đầu người. Xã hội hóa không chỉ “tiền” mà quan trọng hơn là phải huy động được sức người, sức của, kể cả tâm huyết của xã hội, đặc biệt là phải kế thừa phát triển cho được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, vận động thu hút được những công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ quản lý văn hóa xã hội tiên tiến. Đa dạng hóa các loại hình, nhưng các cơ sở văn hóa công cộng phải giữ vai trò định hướng, phải tăng cường vai trò quản lý kiểm tra, giám sát của Nhà nước, có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình tích cực lành mạnh, hạn chế những trường hợp ngược lại, đồng thời có những loại hình Nhà nước phải đầu tư, tài trợ … Thông qua xã hội hóa để phát huy được sứùc mạnh tổng hợp, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực để có lợi nhất cho việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần người dân, đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, Quận nhà.
4) Cần có điều tra, khảo sát quy hoạch phát triển văn hóa-xã hội một cách hợp lý, tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng những thiết chế văn hóa ở cấp Quận, làm chỗ dựa, hỗ trợ đắc lựa cho các hoạt động văn hóa cơ sở (về nghiệp vụ, kỹ năng, nội dung, phương tiện …), đầu mối nuôi dưỡng các phong trào, nhân rộng các điển hình – nhân tố tích cực tạo điều kiện để phong trào phát triển sâu rộng, liên tục … đặc biệt như các đơn vị : trung tâm văn hóa, Trung tâm Thể dục thể thao, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dạy nghề, Nhà hát Hòa Bình, Rạp Vườn Lài, Nhà Thiếu nhi, công viên văn hóa Lê Thị Riêng, cùng các thiết chế, phương tiện thông tin đại chúng khác … Phải nghiên cứu, có nội dung chương trình cụ thể gắn kết với các Phường, địa bàn dân cư để thúc đẩy các phong trào.
Cùng với các thiết chế văn hóa ở Quận, việc giành ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở vật chất văn hóa, xây dựng môi sinh môi trường cho phường, xây dựng nhà văn hóa liên Phường, nhà văn hóa phường, sân chơi – tụ điểm thanh thiếu niên, tủ sách pháp luật, phát triển các loại hình câu lạc bộ, mua sắm thêm công cụ phương tiện phục vụ đời sống văn hóa cơ sở tạo thành một hệ thống thiết chế văn hóa hoàn chỉnh từ Quận đến Phường, để người dân dù ở đâu cũng có thể tiếp cận và được hưởng thụ những giá trị văn hóa tích cực.
5) Giải quyết những vấn đề bức xúc trực tiếp tác động đến đời sống văn hóa cơ sở – trật tự an ninh xã hội : như các biện pháp nâng cao dân trí (tăng cường đầu tư cho giáo dục – đào tạo, nâng cao hiệu suất đào tạo, chống mù chữ – phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông và dạy nghề), thực hiện tốt các chính sách xã hội, quan tâm diện chính sách, những người nghèo khó neo đơn, giải quyết việc làm, hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp (dưới 4%), xóa đói giảm nghèo (dưới 3%), giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (dưới 10%), giảm tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên (dưới 1,2%), 100% công sở văn minh sạch đẹp an toàn, hơn80% hộ đạt gia đình văn hóa, 50% khu phố đạt khu phố văn hóa, không còn khu phố yếu kém.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |