Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Câu chuyện đêm trước ngày con lên đường đi đồn điền của cha con Lão Hạc?

Câu chuyện đêm trước ngày con lên đường đi đồn điền của cha con Lão Hạc?
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
240
1
0
Dtct
11/10/2021 19:37:54
+5đ tặng
Người con trai lão Hạc không xuất hiện trực tiếp trong truyện ngắn này. Ta biết đến anh qua lời kể của lão Hạc với ông giáo, qua những cuộc nói chuyện của lão Hạc với cậu Vàng. Nhưng không hiểu sao, hình ảnh người con trai lão cứ ám ảnh tâm trí tôi như ngôi sao xa bạc mệnh ở đời. Qua lời kể của lão Hạc, ta biết anh là người con trai duy nhất của lão. Anh yêu một cô gái trong làng nhưng vì nhà nghèo nên đành phải chia tay với người mình yêu. “Ý thằng con lão thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được”. Ta hiểu tâm trạng của anh. Với anh, đó là tình yêu đích thực, là khát vọng có vợ, có một gia đình bình thường như biết bao người con trai trong làng khác. Đó là khát vọng rất chính đáng của một người đã đến tuổi lập gia đình. Nhưng cuộc đời đâu có chiều theo ý người ta. Vì hoàn cảnh gia đình không lo đủ nên anh đành phải chấp nhận sự chia lìa, từ bỏ mơ ước về tình yêu và mái ấm. Nghe lão Hạc phân giải, anh âm thầm từ bỏ ý định: “Nó cũng là một thằng khá, nó thấy bố nó nói thế thì thôi ngay. Nó không đả động đến việc cưới xin gì nữa”. Có lẽ do anh đã ý thức rất rõ gia cảnh của gia đình mình, cũng vì thương bố, vì là một người con trai biết nghĩ nên anh không đả động đến việc cưới xin ấy nữa. Nhưng tình yêu bị chia lìa đâu có phải dễ quên. “Nó có vẻ buồn. Và lão biết nó vẫn đeo đuổi con kia mãi”. Tâm trạng của anh con trai là nét tâm trạng rất thực của những người con trai nhà nghèo yêu mà không đến được dich, yêu mà không lấy được người mình yêu. Từ nỗi buồn vì cảnh ngộ trớ trêu trước hoàn cảnh người yêu đi lấy chồng, tâm trạng anh càng thương tâm hơn “Thằng con lão sinh phẫn chí. Ngay mấy ngày hôm sau, nó ra tỉnh đến sở mộ phu, đưa thẻ, kí giấy xin đi làm đồn điền cao su..”. Chính cái nghèo, cái khổ đã cướp đi của anh hạnh phúc và đẩy anh vào cảnh phẫn chí. Anh quyết định đi làm đồn điền cao su, cái công việc mà người đời đã có những câu ca về nó: “Cao su đi dễ khó về - Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Chắc chắn anh phải lường trước được điều này nhưng anh vẫn quyết tâm đi. Người đọc hiểu rằng đó là một cách chạy trốn để quên đi nỗi đau rỉ máu, cũng là đi để tìm kiếm một hi vọng đổi đời, thoát khỏi cảnh nghèo khó, nghiệt ngã, tủi nhục của cái đói, cái nghèo. Nhưng đó cũng là người con biết thương cha và là người con đầy lòng hiếu thảo. Bỏ lại cha già ở quê nghèo không người chăm sóc, nhiều người sẽ nghĩ anh vì tình riêng mà bất nghĩa với cha. Nhưng chỉ đến khi đọc được những dòng văn này ta mới thấy vừa cảm thông vừa thương cho người con trai cũng nhiều bất hạnh: “Trước khi đi nó còn cho tôi ba đồng bạc ông giáo ạ. Chả biết nó gửi thẻ xong, vay trước được mấy dồng, mà đưa về cho tôi ba đồng. Nó đưa cho tôi ba đồng và bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà, xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi được thầy bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo, thầy bòn vườn đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn”. Những câu văn đượm lòng thương cảm với người cha già rồi đây sẽ sống trong cảnh côi cút. Những câu văn đầy sự xót xa của một người con không làm tròn chữ hiêu với người cha già của mình. Phải là một đứa con biết nghĩ và có những suy nghĩ rất sâu sắc, người con trai lão Hạc mới có những hành động như vậy. Từ bỏ ý định lấy vợ cũng một phần vì thương cha, thương cho hoàn cảnh sống đói khổ của hai cha con. Quyết tâm đi làm đồn điền cao su là vì muốn cha bớt khố’ với hi vọng vào ngày mai khá hơn. Điều quan trọng là chàng thanh niên mới lớn — con trai lão đã nhận ra một chân lí nghìn đời của thân phận người nghèo trong xã hội. Xưa, cụ Nguyễn Du chẳng đã từng viết: “ Người ta thà chết còn hơn sống nghèo”. Ai ngờ chân lí ấy lại được con trai lão Hạc nhận thức được và thể hiện bằng ngôn từ mộc mạc mà sâu lắng: “Con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về; không có tiền, sống khổ sông sở ở cái làng này, nhục lắm!...”. Câu chuyện con lão Hạc và một sự thách thức với cuộc đời, với cái chết để trả giá cho cái nghèo, ta như cũng bắt gặp đâu đó trong Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái. Chừng nào còn cái nghèo trước số phận một con người hay dân tộc thì hình ảnh con lão Hạc vẫn còn ám ảnh bạn đọc sâu sắc. Trong truyện ngắn Lão Hạc, có nhiều nhân vật đã khóc. Hình ảnh người con trai lão “rân rấn nước mắt” từ biệt cha trước lúc ra đi đã làm ta xúc động. Đó là những giọt nước mắt của lòng yêu thương cha già, của những nỗi trăn trở và day dứt về việc chưa làm tròn bốn phận người con của mình. Những nhân vật của Nam Cao dù nghèo khổ, bất hạnh nhưng luôn là những đốm sáng dù leo lét trong đời. Những nét nhân cách của họ rất đáng trọng. Người con trai lão Hạc vừa làm ta thấy đáng thương vừa đáng trọng. Dù xuất hiện không nhiều, không trực tiếp trong tác phẩm nhưng nhân vật này có tiếng nói riêng, có cuộc đời, có sức sống riêng trong tác phẩm. Cuộc đời éo le của anh cũng là bản cáo trạng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy cha con anh và biết bao người vào cảnh khốn cùng, cướp mất của anh tình yêu chân chính và đẩy cha con anh vào hoàn cảnh chia lìa. Qua nhân vật người con trai lão Hạc, một lần nữa Nam Cao đã vẽ lên một bức tranh vô cùng chân thực về số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ice Man
11/10/2021 19:39:07
+4đ tặng

Tôi xa quê hương đã nhiều năm, nay mới có dịp trở lại làng quê thân thương, thăm người cha cô độc của mình, thăm lại chú chó Vàng cùng con cháu chú, bởi khi tôi đi nó chỉ vẫn còn nhỏ xíu, giờ này chẳng biết nó có còn sống mà đợi tôi về hay không?

Vừa tới đầu làng, nhìn thấy cây đa, bến nước con đò quen thuộc, lòng tôi đã trào dâng niềm xúc động mãnh liệt. Hai tiếng quê hương nghẹn ngào ứ đọng nơi cuống họng tôi không thể thốt nên lời. Quê hương của tôi đây sao? Sao mà tàn lụi, tiêu điều tới vậy? Ngày tôi ra đi những người dân lương thiện quê tôi thường ngồi bán rau, rồi chơi cờ tướng uống nước trà ở quán bà Tư béo đầu làng. Nhưng nay không thấy bóng dáng một ai. Chiếc quá lá cũ đã còn trơ trọi những bức tường đất, dưới nền còn vương vãi lớp bụi tro tàn, chắc ai đó đã đốt quán.

Tôi nghe đâu đó tiếng còi, rồi tiếng chó sủa ầm ĩ, rồi tiếng bước chân người huỳnh huỵch chạy như có gì gấp gáp lắm. Tôi giật mình ngoảnh lại phía sau. Hóa ra mấy tên lính tay sai của bọn sĩ quan Pháp đang truy tìm những người lính cách mạng.

Tôi đi về tới nhà, thấy nhà cửa tiêu điều cửa đóng im ỉm bởi một chiếc khóa nghèo nàn sơ sài, xung quanh nhà cỏ lau mọc um tùm như nhà bị bỏ hoang từ nhiều năm nay thì phải. Tôi lấy cục gạch đập vào ổ khóa chiếc khóa mở tung ra.

Tôi lặng lẽ mở cửa bước vào nhà, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi chính là chiếc ảnh cha tôi trên bàn thờ. Ông cụ đã mất rồi sao, mất như thế nào sao tôi không biết. Nước mắt tôi thi nhau rơi xuống. Tôi ôm lấy bức ảnh của cha mình mà khóc nấc lên nghẹn ngào. “Cha ơi! Con đã về muộn mất rồi. Con thật bất hiếu”

Khóc một lúc lâu rồi tôi đứng dậy, đi ra vườn nhìn khung cảnh cũ lòng vô cùng buồn rầu. Tôi nhìn sang xung quanh hàng xóm, tất cả đều một màu tiêu điều xám xịt. Cạnh nhà tôi là nhà thầy giáo Thứ, anh giáo là người có học, có chữ nghĩa lại vốn thân thiết với cha tôi chắc anh sẽ cho tôi biết nguyên nhân vì sao cha tôi chết. Và mộ cha tôi ở đâu. Nghĩ vậy tôi bèn cài then cửa rồi bước vội sang bên nhà anh giáo.

Trong ngôi nhà đó, tôi thấy anh giáo đang ngồi bên bàn viết gì đó rất chăm chú. Tôi gọi lớn từ ngoài cổng.” Anh giáo có nhà không ạ?” Từ trong nhà, tiếng anh giáo vọng ra. Tôi có đây. Ai tìm tôi đó ạ? Rồi anh bước ra, chiếc áo đông xuân cũ kỹ bạc màu, khuôn mặt khắc khổ, già nua hơn so với lúc tôi ra đi. Nhìn thấy tôi anh khựng người một lúc rồi lao vào ôm lấy tôi. Miệng rối rít nói “Ôi cậu Sơn cậu đã về đấy ư. Tôi mong cậu mãi”

Rồi anh kéo tôi vào nhà rót nước mời tôi. Sau đó, anh mở khóa tủ lấy ra một chiếc hộp nhỏ đưa cho tôi và bảo “Đây là tất cả những gì mà cụ Hạc gửi tôi, bảo khi nào anh về thì đưa lại cho anh. Tôi đã giữ nó rất nhiều năm nay, mong anh về từng ngày mà không thấy, may qua hôm nay anh đã về, coi như tôi hoàn thành nhiệm vụ với người đã khuất”.

Tôi lặng lẽ mở chiếc hộp ra xem thử thì ra đó là giấy tờ đất nhà tôi. Một ít tiền mà cha tôi dành dụm được. Tôi nhìn anh giáo hỏi giọng run run “Cha em mất như thế nào hả anh”.

Anh giáo lấy tay thấm nước mắt, giọng nghẹn ngào “Cha em mất tội lắm. Cụ ăn bả chó tự vẫn để giữ được mảnh đất cho cậu lấy vợ có chốn nương thân“. Tôi không kìm được cảm xúc của mình khi nghe anh giáo nó thế. Máu trong người tôi dồn lên mặt nóng bừng, nước mắt tôi nhòa đi. Tôi hỏi tiếp “Ai đã hại cha em vậy anh? Kẻ nào khiến cha em phải chết thảm như vậy?”

Anh giáo từ tốn nói giọng chua chát “Thì còn ai vào đây nữa cha con thằng Bá Kiến nó muốn cướp mảnh vườn của nhà em. Cha em không muốn mất mảnh vườn hương hỏa, muốn để lại chút vốn cho em phòng thân nên ông cụ chọn cách ra đi“.

Tôi chết điếng nửa người, sự căm hận bọn lũ ác ôn, thương cha già nghèo khổ một mình chống chọi với lũ sâu mọt, vì thương con cái mà phải tìm tới cái chết. “Cha ơi! Con có tội với cha quá! Cha ơi!”

Buổi hôm đó, tôi và anh giáo tâm sự với nhau rất nhiều. Chúng tôi nói về cha tôi. Anh giáo cũng đưa tôi ra viếng mộ cha tôi. Sau đó, chúng tôi lại về nhà anh cùng nhau hàn huyên tâm sự về phong trào cách mạng, về những người dân khốn khổ của quê tôi đang cố gắng tìm cách cứu mình.

Anh giáo hỏi tôi “Giờ cậu định làm sao? Có cô nào ưng chưa? Có lấy vợ và sống lại làng mình không?”. Tôi nhìn anh giáo lắc đầu buồn rầu đáp “Em chưa lấy vợ đâu anh ạ. Em quyết định ra đi chuyến nữa. Nhưng lần này em không đi phu đồn điền cao su nữa, mà em đi theo Việt Minh. Em quyết tâm gia nhập hàng ngũ cách mạng để trả thù cho quê hương, trả thù cho cha em anh ạ.”

Anh giáo nhìn tôi rưng rưng xúc động “Cậu khá lắm. Cậu thật giống với cha cậu, kiên định dù chết vẫn không đầu hàng bọn tàn ác. Tôi nói thật với cậu, thực ra tôi cũng hoạt động lâu rồi, những hoạt động ngầm trong bóng tối mà thôi, vì gia cảnh nhà tôi còn có mẹ già con thơ. Tôi không thể bỏ đi hẳn được”

Tôi nhìn anh giáo cảm thấy như lần trở về quê hương này của mình thật sự không hoài phí. Ngay sáng hôm sau, khi gà vừa gáy canh 3 tôi đã thức dậy, anh giáo đợi tôi ở đầu làng để tiễn chân tôi. Anh đưa tôi một lá thư rồi bảo “Cứ tới địa chỉ này sẽ có đồng chí của mình đưa cậu ra chiến trường”. Chúng tôi ôm nhau chào tạm biệt.

Tôi nhìn lại quê hương lần cuối, lòng tự nhủ ta sẽ trở về khi trên đất nước này không còn bóng quân thù, khi bọn cường hào ác bá sẽ bị trả giá đền tội. Hẹn gặp lại quê hương của tôi ơi!.

0
0
Rin paylăk
11/10/2021 19:47:07
+3đ tặng
Vì không đủ tiền để cưới vợ nên tôi đã phẫn chí đi làm đồn điền cao su ở tận trong Nam. Sáu năm trôi qua quả thật là một quãng thời gian dài đằng đẵng. Sau khi có một chút vốn riêng, nhớ người cha già của mình ở nhà nên tôi quyết định trở về quê hương để làm ăn và lập nghiệp cũng như ở bên chăm sóc thầy tôi lúc về già.

Từ ngày tôi rời xa quê hương đi đồn điền cao su đã lâu mà khung cảnh quê hương trước mắt chẳng hề đổi thay. Nhưng khi tôi bước vào cổng nhà mình thì thấy ngôi nhà vắng tanh, vườn cỏ mọc um tùm rồi tôi bước vào nhà thì thấy trước mắt là một ban thờ, tôi có một linh cảm rất xấu là thầy tôi đã mất . Tôi vội chạy ra sau và kêu thật to thầy ơi! Thầy ơi! Rồi tôi sang nhà ông giáo thì ông bảo:

- Cháu về rồi à.

Tôi vội hỏi.

- Thầy con đâu ạ?

- Con về muộn rồi, thôi vào đây ta nói chuyện.

Ông dẫn tôi vào nhà ngồi trên bàn đưa tôi một bát nước để uống rồi kể lại ngắn gọn những việc diễn ra trong mấy năm gần đây:

- Từ ngày cậu xa quê hương thì thầy cậu chỉ có một mình côi cút vào ra chỉ có cậu Vàng làm bạn mà thôi. Lúc đầu thì thầy cậu vẫn sống qua ngày, 3 sào vườn vẫn đủ cho ông ý ăn uống qua ngày. Nhưng sau bão hoa màu mất hết, không kiếm được việc. lại thêm ốm nặng một trận, thầy cậu càng ngày càng yếu, lại sợ tiêu vào tiền mà ông để lại cho cậu.


 
Nghe tới đây thì nước mắt tôi chẳng thể kìm nổi. Sao thầy tôi lại khổ như vậy? Càng nghĩ tôi càng ân hận vô cùng. Ông giáo vỗ vai an ủi rồi tiếp tục câu chuyện:

- Sau đó cuộc sống ngày một thiếu thốn và khó khăn hơn, thiếu trước hụt sau. Đến bản thân thầy cậu còn không tự lo nổi huống chi là con Vàng. Không muốn tiêu hao vào số tiền mà thầy cậu đã tằn tiện kham khổ, làm việc chăm chỉ, chẳng quản nắng mưa cũng là để vun vén cho cậu, để góp cho cậu đủ tiền mà lấy vợ và có tí vốn làm ăn, nên tiếc mãi thầy cậu mới bán con Vàng đi. Lúc đó thầy con đã sang tâm sự với ta, trông đáng thương làm sao. Rất nhiều lần ta ngỏ ý giúp nhưng thầy cậu từ chối một cách hách dịch, khiến ta cũng bất lực. Chỉ có thể biết đứng ngoài nhìn. Bán xong, thay cậu gửi ta giữ hộ 3 sào vườn, 25 đồng bạc thêm 5 đồng bán con Vàng nữa là 30 đồng bạc. Một phần là dành cho cậu, phần nữa là thầy cậu bảo cất đó, để một khi lão nằm xuống có tiền lo ma chay, không cần đến sự giúp đỡ của hàng xóm. Nhưng ta cũng không ngờ rằng, thầy cậu lại làm nên cơ sự tới vậy. Một hôm ta tình cờ đi ngang nhà cậu thì thấy hàng xóm bu đông. Ta tiến vào trong thấy thầy cậu đang vật vã trên giường, phải nhờ 2 người lực lưỡng trong làng giữ lại. Cái chết vật vã đến hai giờ đồng hồ liền, chỉ có ta và Binh Tư hiểu. Thầy cậu chết vì ăn bả chó - mà chính thầy cậu đi xin, có lẽ sự ân hận về việc bán cậu Vàng vẫn canh cánh trong lòng. Cậu nên hiểu cho thầy cậu, thầy cậu hi sinh quá nhiều cho cậu rồi.

Nghe xong mọi chuyện tôi mới thấy bản thân mình đã sai như thế nào, u mất sớm chỉ có người cha hết lòng chăm sóc, vừa là mẹ vừa là cha mà tôi sao có thể bỏ rơi thầy mà đi như vậy. Đau quá! Sao lại ra cơ sự này? Xong ông dẫn tôi ra nghĩa địa đưa tôi đến một thầy và đưa ba nén lòng nhang để thắp lên mộ và

Tôi thương xót cho thầy tôi và thương cho những số phận cực khổ như gia đình tôi. Xã hội này đã làm cho thầy tôi và người nông dân ở đây phải sống đau đớn, dồn họ vào bước đường cùng, tôi căm thù xã hội này. Tôi quyết định đi theo cụ hồ tham gia kháng chiến, lật đổ chế độ cũ, mang lại hạnh phúc. cơm no, áo ấm cho những người nhân dân nghèo khổ sau này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×