Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy nghĩ của em về việc bỏ Tết truyền thống để dùng Tết dương lịch

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
693
1
0
........
12/02/2018 23:07:47
Theo tôi chúng ta không nên bỏ ngày tết cổ truyền, vì đầy là những ngày vô cùng đặc biệt, đó là những ngày kỷ niệm mà cha ông ta đã từng bỏ nhiều xương máu để bảo vệ và xây dựng nên nước đại việt hôm nay, đồng thời nó luôn nhắc nhỡ chúng ta phải hết sức nhìn giữ bản sắc dân tộc hàng nghìn năm của cả một đất nước có chiều dài lịch sử về đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc, còn về việc các ngày tết kéo dài theo tôi cũng không có gì ảnh hưởng nhiều đến đời sống kinh tế xã hội mà ngược lại đây là thời gian mà chúng ta có dịp nghỉ ngơi, nhìn lại quá trình lao động và cơ hội phát triển du lịch cho các bạn bè quốc tế và biết bao cơ hội phát triển khác kèm theo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
14/02/2018 19:23:15

Tết cổ truyền là nền tảng tạo động lực cho việc duy trì hạnh phúc gia đình - những tế bào quan trọng để góp phần tạo nên một cơ thể ổn định (tức xã hội).

Với quá trình hình thành, tồn tại và phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc, Tết Nguyên đán đã vượt qua sự kiểm định của lịch sử về những giá trị tự thân của nó để có thể tồn tại cho đến ngày nay.

Bỏ Tết cổ truyền kéo theo nhiều hệ lụy

Trước đây, dưới thời các triều đại Lý, Trần, Lê, ông cha ta cũng tổ chức lễ Tết rất trang trọng. Những lễ nghi trong ngày Tết Nguyên đán như tục tiễn ông Táo về trời, bày mâm ngũ quả, tất niên, cúng giao thừa, tục xông nhà, mừng tuổi… chính là những giá trị hiện sinh, thành quả của cả dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm dựng và giữ nước.

Những giá trị văn hóa trong Tết Nguyên đán còn tồn tại đến ngày nay đã là sự kế thừa có chọn lọc của nhiều yếu tố. Vì lẽ đó, chúng ta không thể gạt bỏ được thêm nữa những giá trị ấy. Nếu tiếp tục gạt bỏ, việc đánh mất luôn cả Tết cổ truyền rất có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, sự phát triển xã hội nếu gạt qua ngày Tết cổ truyền sẽ chuyển thành sự phát triển nhất thời vì suy cho cùng, văn hóa là nền tảng của sự phát triển.

Đó là lý do tại sao để chỉ văn hóa của một quốc gia, người ta thường dùng khái niệm “nền văn hóa”. Những quan điểm cho rằng đưa Tết Nguyên đán đồng nhất với Tết của phương Tây sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy to lớn.

Thứ nhất, bấy lâu nay, chúng ta vẫn quen với cách gọi Việt Nam ăn Tết Âm lịch. Đó là cách tính thời gian dựa vào sự vận động của Mặt Trăng (khác với Dương lịch là cách tính thời gian dựa vào sự vận động của Mặt Trời). Nhưng thực chất lại không phải vậy.

Lịch Việt Nam (và cả một số quốc gia ở Đông Nam Á) đang sử dụng chính xác là lịch Âm Dương. Nó được đánh giá là loại lịch rất khoa học, vì phản ánh đúng nhiều hiện tượng liên quan Mặt Trăng như thủy triều, khí triều, sự sinh trưởng của sinh vật trong tháng (dẫn lại theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm).

Đây chính là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp và cần phải nhấn mạnh rằng đó là sản phẩm chung của các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Vì vậy, việc chối bỏ sản phẩm chung này là hoàn toàn không có cơ sở dù xét dưới góc độ khoa học hay thực tế.

Hơn nữa, Tết Nguyên đán là dấu mốc cho thấy sự giao hòa của đất - trời vạn vật. Đó còn là sự hòa điệu giữa con người với thiên nhiên. Chữ “nguyên” có nghĩa bắt đầu; “đán” là buổi ban mai, bắt đầu ngày mới. Còn chữ “Tết” là do sự biến âm từ chữ “tiết” mà ra. Vì vậy, “Tết Nguyên đán” còn được gọi là Tết ta, Tết Cả để phân biệt với Tết Tây theo Dương lịch.

Chối bỏ Tết Nguyên đán cũng là một hành động góp phần cổ súy cho việc chối bỏ tổ tiên mình. Đây là một phi giá trị không thể chấp nhận được.

Trở lại vấn đề, sự hình thành và tồn tại của Tết Nguyên đán ở Việt Nam đã phản ánh vai trò của nó trong đời sống của xã hội người Việt. Với đặc thù nghề lúa nước mang tính thời vụ cao, phải tối tăm mặt mũi vì việc đồng áng cho nên họ có tâm lý ăn chơi bù.

Vì vậy, xét dưới mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, Tết Nguyên đán chính là biểu hiện của sự vận động của vũ trụ theo chu kỳ xuân - hạ - thu - đông.

“Nó có ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính” (dẫn theo nhà nghiên cứu Thạch Phương).

Mặt khác, Tết Nguyên đán là một hiện tượng văn hóa, về mặt nội dung mang trong mình nhiều nghi thức có giá trị giáo dục. Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu chăm chút, sửa sang lại bàn thờ ông bà tổ tiên.

Ở Việt Nam, tất cả chúng ta đều biết tín ngưỡng thờ tổ tiên chiếm một vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của người Việt, từng được gọi là “Đạo Ông Bà”. Vì lẽ đó, chối bỏ Tết Nguyên đán cũng là một hành động góp phần cổ súy cho việc chối bỏ tổ tiên mình. Đây là một phi giá trị không thể chấp nhận được.

Thứ ba, kinh nghiệm xương máu của Nhật Bản - một quốc gia phương Đông đã từ bỏ Tết Âm - Dương để chuyển sang ăn Tết Tây. Ngày nay, nhiều người Nhật cảm thấy tiếc nuối với thứ lịch đã khiến họ mất dần bản sắc của mình, khiến họ lao vào một cuộc vật lộn không ngừng nghỉ của guồng xoay công nghiệp. Do đó, với Việt Nam, có lẽ cũng nên nhìn nhận lại quan niệm cho rằng ăn Tết Tây để “hòa nhập” với các nền văn hóa trên thế giới.

Giá trị của Tết Nguyên đán không chỉ hiển thị ra bên ngoài mà nó còn nằm sâu bên trong các nghi lễ, các quan niệm về nó. Việc bóc tách các giá trị trầm tích này là việc làm cần thiết để có sự minh định về ý nghĩa to lớn của nó.

Cũng cần nói thêm rằng sự vận động bao giờ cũng đem lại những phi giá trị. Sự hiện sinh của Tết Nguyên đán đương đại cũng không nằm ngoài quy luật đó khi nhiều phi giá trị đã hình thành.

Tuy nhiên, đó là những vấn đề có thể giải quyết được vì chẳng có hiện tượng nào là hoàn hảo, điểm cốt yếu là nhìn nhận nó như thế nào để có cách giải quyết phù hợp mà thôi.

Trái lại, loại bỏ Tết Nguyên đán lại là một việc làm hệ trọng hơn, một khi đã bỏ thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ lấy lại được. Những giá trị trầm tích trong Tết Nguyên đán cũng theo đó mà vĩnh viễn mất đi.

Với Việt Nam, chúng ta chưa có quyền tự hào về kinh tế nếu so sánh với một số quốc gia trong khu vực, song chúng ta lại có quyền tự hào về bề dày văn hóa truyền thống của dân tộc.

Sự diễn giải về những giá trị cũng như vai trò của ngày Tết Nguyên đán với cộng đồng người Việt sẽ chẳng bao giờ là đủ. Việc xa gia đình vào thời khắc giao thừa hay mùng một Tết sẽ giúp chúng ta cảm nhận được hơn sự thiêng liêng và những giá trị văn hóa không thể thay đổi của ngày lễ này - ngày Tết cổ truyền của dân tộc!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×