Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân dân ta có câu: "Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ mang phần đến cho". Câu tục ngữ trên khuyên dạy chúng ta về đức tính gì? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?

Nhân dân ta có câu: "Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ mang phần đến cho". Câu tục ngữ trên khuyên dạy chúng ta về đức tính gì? Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào ? (viết văn)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
277
2
0
Chou
11/10/2021 21:29:27
+5đ tặng

Cũng như hai tiếng học - hành, học - hỏi, hai chữ làm và ăn được nhân dân ta nói đến trong ca dao, tục ngữ thật sâu sắc, ý vị đậm đà. Đây là câu tục ngữ tiêu biểu nhất nêu lên bài học làm người, thể hiện một triết lí nhân sinh tích cực về mối quan hệ giữa làm và ăn của mỗi người trong xã hội:

‘Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho’

1. Câu tục ngữ diễn đạt dưới hình thức thơ lục bát. Câu lục mộc mạc, giản dị như một lời ăn tiếng nói hàng ngày của bà con lao động về một sự thật hiển nhiên ở đời: ‘Có làm thì mới có ăn’. Dân gian đã sử dụng cách nói điều kiện - hệ quả để chỉ ra một chân lí. "Có làm" là điểu kiện; ‘có ăn’ là hệ quả. Thật là dễ hiểu, vì có làm thì mới có ăn; muốn có ăn thì phải làm, phải lao động.

Hai tiếng ‘không dưng’ trong câu bát nghĩa là không bỗng chốc, không tự nhiên, tự dưng mà có. Chữ ‘phần’ là miếng ăn, là của cải vật chất. ‘Có con mà gả chồng gần - Nửa đêm đốt đuốc đem phần biếu cha’ (ca dao). Nghĩa câu bát bổ sung cho nghĩa câu lục, dân gian đã nhắc khẽ người đời nên biết, nên nhớ là không tự dưng, không bỗng chốc vô cớ mà thiên hạ đem miếng ăn, đem của cải vật chất đến cho không mình.

Tóm lại, câu tục ngữ đã chỉ rõ: Muốn sống, muốn tồn tại, muốn ấm no thì phải lao động; không thể sống ỷ lại thiên hạ.

2. Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị to lớn của lao động, ca ngợi sức lao động và con người lao động. Lao động trước hết để nuôi sống bản thân mình, nuôi sống gia đình mình. Lao động còn để phục vụ đất nước và nhân dân trên vị thế công dân. Có làm có lao động mới sản xuất ra mọi của cải vật chất và sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho đất nước ngày thêm giàu đẹp. Lao động là nguồn sống, nguồn ấm no hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta đã phê phán những kẻ lười biếng, ăn bám, chỉ biết ‘Ăn dày làm mỏng’ ỷ lại ‘Há miệng chờ sung’. ‘Có làm thì mới có ăn’ siêng năng, chịu khó lao động thì ấm no, có bát ăn bát để. Lười biếng thì đói rét, khổ cực, chẳng ai cho, chẳng ai thương! Muốn ấm no hạnh phúc và được mọi người tôn trọng thì phải lao động, cần cù, chịu khó. Đã từ bao đời nay, người nông dân Việt Nam đem mồ hôi và công sức bám lấy ruộng đồng, nương rẫy, cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương, cày cấy quanh năm mới làm ra được hạt gạo để nuôi sống mình, nuôi sống gia đình mình. Nhờ thế mới có lương thực nuôi bộ đội đánh giặc, mới có nhiều gạo để xuất khẩu. Khái niệm làm và ăn rất rộng lớn. Người thợ xây nhà, làm cầu đường, trường học, bệnh viện, dệt vải, làm ra mọi vật dụng cho quốc kế, dân sinh. Thầy thuốc chữa bệnh, săn sóc sức khỏe nhân dân. Giáo viên dạy học, đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động có văn hóa, có kĩ thuật cho đất nước. Lao động chân tay và lao động trí óc đều vẻ vang. Tất cả đều là nguồn nhân lực để nuôi sống xã hội, để xây dựng đất nước ngày một thêm văn minh, giàu đẹp. ‘Có làm thì mới có ăn’ từ chân lí ấy ta mới cảm nhận được, lao động là cái đáng quý nhất, người lao động là người đáng kính nhất trong xã hội.

3. Câu tục ngữ trên chỉ rõ lao động là thước đo giá trị phẩm giá của mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi công dân trong xã hội. Cần cù siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó, dũng cảm, sáng tạo, v.v... là những đức tính tốt đẹp được hình thành phát triển trong lao động, làm nên nhân cách công dân. Và cũng vì thế mà các thói xấu, tệ nạn như lười biếng, ỷ lại, ngại khó ngại khổ, tham lam, thích ăn ngon, mặc dẹp, xài sang mà chây lười, bóc lột, tham nhũng, xa hoà, lãng phí, v.v... đều bị cộng đồng chê cười, khinh bỉ, lên án. Dân gian nói thật hay về chuyện làm và ăn ở đời. Những câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí thấm thía:

- ‘Hay ăn thì lăn vào bếp’.

- ‘Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn’.

- ‘Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ’.

- ‘Có khó mới có miếng ăn,

Không dưng ai dễ mang phần đến cho’

4. Câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn...’ nêu lên một nguyên tắc, một quan niệm đúng đắn, công bằng, về làm và ăn, về cống hiến và hưởng thụ: có làm thì có hưởng, làm tốt hưởng nhiều, làm ít, làm dở thì hưởng ít, không làm không hưởng. Trong xã hội cũ, nhân dân lao động đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn đói rét, trái lại, tầng lớp trên không làm mà lại sống trong nhung lụa. Đó là nghịch lí, bất công: ‘Thằng còng làm cho thằng ngay ăn’, ‘Kẻ ăn không hết người tần không ra.

Lao động thủ công, lao động cơ bắp thật đáng quý. Một giọt mồ hôi, một hạt cơm vàng. Nhưng lao động kĩ thuật, lao động sáng tạo, tài kinh doanh quản lí mới là phẩm chất cần có, nên có đối với mọi người sống trong nền kinh tế - xã hội tri thức.

Nếu làm mà không tiết kiệm, sống xa hoa lãng phí, cần mà không kiệm, thì có thể nói là chưa hiểu đầy đủ câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn...’. Qua câu tục ngữ trên, nhân dân ta đã đề cao lao động, nêu lên bài học giáo dục tinh thần lao động, nhắc nhở mọi người yêu lao động, biết sống bằng lao động. Bước vào đời, ai cũng phải sống bằng lao động, phải biết làm giàu một cách chính đáng bằng vốn liếng của mình, bằng chất xám và tài năng của mình. Cuộc đời đâu chỉ vì ăn mà làm, mà lao động? Còn nhiều ý nghĩa cao quý hơn. Vì sự ấm no hạnh phúc của toàn thể cộng đồng, vì sự phú cường của đất nước mà người người lao động, nhà nhà lao động. Làm để ăn để sống; làm còn để hiến dâng và phục vụ. Ông cha ta còn nhắc nhở: ‘Miệng ăn núi lở’, vì thế cần kiệm phải là quốc sách.

Học đi đôi với hành, học tập khoa học, kĩ thuật,... phải là niềm say mê của thanh thiếu nhi. Để có miếng ăn mà phải lấy cái xe bò làm công cụ, phải làm kiểu con trâu đi trước, người cày theo sau thì buồn lắm! Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp chúng ta hiếu sâu hơn hai chữ làm và ăn trong câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn...’ này. Vì thế, học giỏi, lao động giỏi, được sống trong khoa học và giàu có là chí hướng, là ước vọng của mỗi chúng ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
£¡ղɦƙ❼
11/10/2021 22:02:10
+4đ tặng

Trong xã hội phong kiến xưa kia, phần lớn của cải do người dân lao động làm ra rơi vào tay giai cấp bóc lột. Bọn chúng sống xa hoa, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt dân nghèo. Thằng còng làm cho thằng ngay ăn, Ngồi mát ăn bát vàng là những sự thực phũ phàng diễn ra hằng ngày. Bởi thế, ông cha ta đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về lao động và hưởng thụ; qua đó phản ánh mơ ước, khát khao có dược sự công bằng, hợp lí trong xã hội:

Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.

Câu tục ngữ trên đúc kết một nguyên tắc sống bất di bất dịch dưới hình thức mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng. Có làm thì mới có ăn – đó là một thực tế hiển nhiên ai cũng thấy rõ. Có lao động mới làm ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ đời sống con người. Lao động là niềm vui của mỗi người. Lao động thúc đầy sự phát triển không ngừng của xã hội.

Một trong những quy luật sống cơ bản của con người là phải làm việc, phải tự lập, trước hết là để nuôi sống bản thân, sau đó là góp phần xây dựng cuộc sống chung của cộng đồng. Khác với các sinh vật khác sống dựa vào thức ăn có sẵn kiếm được trong thiên nhiên, con người phải lao động sáng tạo, làm ra mọi của cải phục vụ đời sống. Trên đồng ruộng, nông dân vất vả quanh năm, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, làm ra củ khoai, hạt lúa nuôi đời. Trong nhà máy, công xưởng, người thợ ngày đêm miệt mài sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Đó là những người lao động chân chính. Họ xứng đáng được hưởng thành quả của mình và xứng đáng được xã hội tôn trọng.

Nếu việc phân phối thành quả lao động thực sự dựa trên mức độ cống hiến của mỗi người thì nó sẽ đem lại công bằng, hợp lí. Đồng thời mỗi cá nhân sẽ tự đánh giá được năng lực bản thân, từ đó có tinh thần tự chủ, tự tin, sáng tạo trong lao động. Giá trị con người vì vậy được khẳng định một cách khách quan và đúng đắn hơn. Công bằng, hợp lí là một trong những động lực thúc đẩy quá trình phát triển của mọi lĩnh vực xã hội.

Dưới chế độ cũ, quyền lợi của giai cấp thống trị gắn liền với quyền lợi của giai cấp bóc lột. Vì thế mà nguyên tắc: Có làm thì mới có ăn khó có thể thực hiện được. Vai trò của người lao động không được đánh giá đúng mức. Người làm ra của cải vật chất lại phải sống nghèo khổ, thiếu thốn, trong khi đó, kẻ không làm thì lại được hưởng thụ rất nhiều. Điều đó tạo ra sự bất công, đẩy mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng ngừng trệ và suy thoái.

Câu tục ngữ trên đây vừa là quan niệm đúng đắn của nhân dân ta về cống hiến và hưởng thụ vừa là lời cảnh cáo phê phán những kẻ bóc lột, ăn bám. Qua câu tục ngữ, người xưa còn khẳng định lao động là tiêu chuẩn, là thước đo phẩm giá con người. Kẻ nào không yêu lao động, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời thì không xứng đáng làm người.

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.

 

Tham khảo bài giải thích câu tục ngữ có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho

Có làm thì mới có ăn,

Không dưng ai dễ dem phần đến cho’

1. Câu tục ngữ diễn đạt dưới hình thức thơ lục bát. Câu lục mộc mạc, giản dị như một lời ăn tiếng nói hàng ngày của bà con lao động về một sự thật hiển nhiên ở đời: ‘Cố làm thì mới có ăn’.Dân gian đã sử dụng cách nói điều kiện – hệ quả để chỉ ra một chân lí. ‘Cố làm’là điểu kiện; ‘có ăn’là hệ quả. Thật là dễ hiểu, vì có làm thì mới có ăn; muốn có ăn thì phải làm, phải lao động.

Hai tiếng ‘không dưng’trong câu bát nghĩa là không bỗng chốc, không tự nhiên, tự dưng mà có. Chữ ‘phần’là miếng ăn, là của cải vật chất. ‘Có con mà gả chồng gần – Nửa đêm đốt đuốc đem phẩn biếu cha’(ca dao). Nghĩa câu bát bổ sungcho nghĩa câu lục, dân gian đã nhắc khẽ người đời nên biết, nên nhớ là không tự dưng, không bỗng chốc vô cớ mà thiên hạ đem miếng ăn, đem của cải vật chất đến cho không mình.

Tóm lại, câu tục ngữ đã chỉ rõ: muốn sống, muốn tồn tại, muốn ấm no thì phải lao động; không thể sống ỷ lại thiên hạ.

2. Câu tục ngữ đã khẳng định giá trị to lớn của lao động, ca ngợi sức lao động và con người lao động. Lao động trước hết để nuôi sống bản thân mình, nuôi sống gia đình mình. Lao động còn để phục vụ đất nước và nhân dân trên vị thế công dân. Có làm có lao động mới sản xuất ra mọi của cải vật chất và sáng tạo ra mọi giá trị tinh thần để làm cho đất nước ngày thêm giàu đẹp. Lao động là nguồn sống, nguồn ấm no hạnh phúc cho gia đình và xã hội.

Qua câu tục ngữ, nhân dân ta đã phê phán những kẻ lười biếng, ăn bám, chỉ biết ‘ăn dày làm mỏng’ỷ lại ‘há miệng chờ sung’. ‘Có làm thì mới có ăn’siêng năng, chịu khó lao động thì ấm no, có bát ăn bát để. Lười biếng thì đói rét, khổ cực, chẳng ai cho, chẳng ai thương ! Muốn ấm no hạnh phúc và được mọi người tôn trọng thì phải lao động, cần cù, chịu khó. Đã từ bao đời nay, ngườinông dân Việt Nam đem mồ hôi và công sức bám lấy ruộng đồng, nương rẫy, cuốc bẫm cày sâu, một nắng hai sương, cày cấy quanh năm mới làm ra được hạt gạo để nuôi sống mình, nuôi sống gia đình mình. Nhờ thế mới có lương thực nuôi bộ đội đánh giặc, mới có nhiều gạo để xuất khẩu. Khái niệm làm và ăn rất rộng lớn. Người thợ xây nhà, làm cầu đường, trường học, bệnh viện, dệt vải, làm ra mọi vật dụng cho quốc kế, dân sinh. Thầy thuốc chữa bệnh, săn sóc sức khỏe nhân dân. Giáo viên dạy học, đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động có văn hóa, có kĩ thuật cho đất nước. Lao động chân tay và lao động trí óc đều vẻ vang. Tất cả đều là nguồn nhân lực để nuôi sống xã hội, để xây dựng đất nước ngày một thêm văn minh, giàu đẹp. ‘Có làm thì mới có ăn’,từ chân lí ấy ta mới cảm nhận được, lao động là cái đáng quý nhất, người lao động là người đáng kính nhất trong xã hội.

3. Câu tục ngữ trên chỉ rõ lao động là thước đo giá trị phẩm giá của mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi công dân trong xã hội. Cần cù siêng năng, kiên nhẫn, chịu khó, dũng cảm, sáng tạo, v.v… là những đức tính tốt đẹp được hình thành phát triển trong lao động, làm nên nhân cách công dân. Và cũng vì thế mà các thói xấu, tệ nạn như lười biếng, ỷ lại, ngại khó ngại khổ, tham lam, thích ăn ngon, mặc dẹp, xài sang mà chây lười, bóc lột, tham nhũng, xa hoà, lãng phí, v.v… đều bị cộng đồng chê cười, khinh bỉ, lên án. Dân gian nói thật hay về chuyện làm và ăn ở đời. Những câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lí thấm thía:

– ‘Hay ăn thì lăn vào bếp’.

– ‘Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn’.

– ‘Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ’.

– ‘Có khó mới có miếng ăn,

Không dưng ai dễ mang phần đến cho’

4. Câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn…’nêu lên một nguyên tắc, một quan niệm đúng đắn, công bằng, về làm và ăn, về cống hiến và hưởng thụ: có làm thì có hưởng, làm tốt hưởng nhiều, làm ít, làm dở thì hưởng ít, không làm không hưởng. Trong xã hội cũ, nhân dân lao động đầu tắt mặt tối quanh năm mà vẫn đói rét, trái lại, tầng lớp trên không làm mà lại sống trong nhung lụa. Đó là nghịch lí, bất công: ‘Thằng còng làm cho thằng ngay ăn’, ‘Kẻ ăn không hết người tần không ra.

Lao động thủ công, lao động cơ bắp thật đáng quý. Một giọt mồ hôi, một hạt cơm vàng. Nhưng lao động kĩ thuật, lao động sáng tạo, tài kinh doanh quản lí mới là phẩm chất cần có, nên có đối với mọi người sống trong nền kinh tế – xã hội tri thức.

Nếu làm mà không tiết kiệm, sống xa hoa lãng phí, cần mà không kiệm, thì có thể nói là chưa hiểu đầy đủ câu tục ngữ ‘Có làm thì mới có ăn…’.Qua câu tục ngữ trên, nhân dân ta đã đề cao lao động, nêu lên bài học giáo dục tinh thần lao động, nhắc nhở mọi người yêu lao động, biết sống bằng lao động. Bước vào đời, ai cũng phải sống bằng lao động, phải biết làm giàu một cách chính đáng bằng vốn liếng của mình, bằng chất xám và tài năng của mình. Cuộc đời đâu chỉ vì ăn mà làm, mà lao động? Còn nhiều ý nghĩa cao quý hơn. Vì sự ấm no hạnh phúc của 208 cộng đồng, vì sự phú cường của đất nước mà người người lao động, nhà nhà lao động. Làm để ăn để sống; làm còn để hiến dâng và phục vụ. Ông cha ta còn nhắc nhở: ‘Miệng ăn núi lở’,vì thế cần kiệm phải là quốc sách.

Học đi đôi với hành, học tập khoa học, kĩ thuật,… phải là niềm say mê của thanh thiếu nhi. Để có miếng ăn mà phải lấy cái xe bò làm công cụ, phải làm kiểu con trâu đi trước, người cày theo sau thì buồn lắm! Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp chúng ta hiếu sâu hơn hai chữ làm và ăn trong câu tục

ngữ ‘Có làm thì mới có ăn…’này. Vì thế, học giỏi, lao động giỏi, được sống trong khoa học và giàu có là chí hướng, là ước vọng của mỗi chúng ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo