Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về bốn khổ thơ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Cảm nhận của em về bốn khổ thơ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

3 trả lời
Hỏi chi tiết
323
1
2
Dtct
12/10/2021 16:39:02
+5đ tặng

Khổ thơ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Chou
12/10/2021 16:43:53
+4đ tặng

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những chiến sĩ lái xe trên tuyến Đường Trường Sơn đã đi vào văn học với tư cách là những anh hùng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một trong những bài thơ hay viết về những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.

Ba khổ thơ cuối là đỉnh điểm của mạch cảm xúc và tứ thơ được nảy nở sáng rõ, để lại ấn tượng trong lòng độc giả về cuộc chiến tranh ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn và phẩm chất cao đẹp của người lính lái xe

Bài thơ có bảy khổ, khổ nào cũng có hình ảnh chiếc xe, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ và cái ác liệt cùng sự anh hùng. Từ những chiếc xe tải không kính trên tuyến đường Trường Sơn, ta vẫn thấy được tinh thần ung dung bình tĩnh, hiên ngang dũng cảm của người lính lái xe. Mỗi khổ thơ hiện lên một vẻ đẹp của người chiến sĩ. Bức chân dung đẹp ấy lại được khắc họa rõ nét qua tình cảm đồng chí, đồng đội nồng ấm và tình yêu Tổ quốc thiêng liêng cao cả, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Ở ba khổ thơ cuối, chân dung, tâm hồn của người lính lái xe được gợi ra cũng chính từ hình ảnh những chiếc xe không có kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Từ trong khói lửa bom đạn, tức là từ trong ác liệt của chiến tranh những người lính đã tập họp lại thành tiểu đội, thành đồng chí, bạn bè. vẫn lời thơ tự nhiên đầy cảm xúc, từ ngữ giản dị mà sâu sắc, khổ thơ đã khẳng định tình đồng đội được nảy sinh và hình thành khi cùng trải qua chiến tranh ác liệt. Các anh đã trải qua bom đạn của chiến tranh với tinh thần phơi phới. Trong bom đạn hiểm nguy, những chiếc xe không kính vừa thoát khỏi cái chết trong gang tấc giờ đây đã họp thành đội ngũ anh hùng: đội ngũ của những chiếc xe không kính. Họ là những con người từ bốn phương cùng chung lý tưởng chiến đấu, gặp nhau thành bạn bè.

 

Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng chất thơ toát ra từ cảm xúc của tác giả giúp ta hình dung những chiếc xe không kính vẫn vượt qua bom đạn băng băng ra tiền tuyến. Cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi là hình ảnh thơ đầy xúc động như tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua mọi thử thách. Tình cảm người lính gắn bó như anh em trong một gia đình:

Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đây
Võng mắc chông chênh trên đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm.

Ăn uống chung bát đũa như trong một gia đình. Rồi các anh lại cùng nhau lên đường lại đi, lại đi trời xanh thêm. Câu thơ bay bay phơi phới lãng mạn thật mộng mơ. Điệp ngữ lại đi là một sự khẳng định, sự tự tin hướng về phía trước, hướng về Miền Nam với niềm lạc quan, yêu đời với tất cả lí tưởng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trời xanh là cái xanh của thiên nhiên, của sắc trời nhưng còn là màu xanh của hy vọng, màu xanh của tuổi trẻ.

Đoạn thơ nổi bật vì hình ảnh thơ độc đáo: những chiếc xe không có kính băng ra chiến trường. Hình ảnh thực này được diễn tả bằng hai câu thơ rất gần với câu văn xuôi, lại có giọng thản nhiên càng gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. Bom đạn càng làm cho những chiếc xe ấy biến dạng thêm, trần trụi hơn nữa:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe cỏ xước.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Điệp từ không nhấn mạnh chiến tranh ngày càng khốc liệt làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi. Nhưng xe vẫn băng băng tiến về miền Nam. Tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản giữa hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến và phẩm chất của người lính lái xe, ý chí kiên cường của người chiến sĩ quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược. Hình ảnh hoán dụ một trái tim xuất hiện trong câu thơ thật gợi cảm, ta cảm nhận được cuộc sống vui tươi, tình yêu nước nồng nàn cháy bỏng. Trái tim như ngọn đèn, như mặt trời ở cuối bài thơ như làm ấm, làm sáng rực lên chiến trường nhiều gian khó.

Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở trái tim gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này. Ẩn sau ý nghĩa câu thơ chỉ cần trong xe có một trái tim là chân lý của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng. Có thể cả bài thơ hay nhất là câu cuối, con mắt của thơ làm bật lên chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong bài thơ. Thiếu đi phương tiện vật chất tối thiểu nhưng những chiến sĩ vận tải vẫn hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, nêu cao phẩm chất con người Việt Nam anh hùng:

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.

(Tuổi 25, Tố Hữu)

Bài thơ về tiểu đội xe không kính nói chung và đoạn thơ nói riêng là một thi phẩm đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Tiến Duật. Chất giọng trẻ, chất lính của bài thơ bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam một thời máu lửa mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sự sáng tạo của hình ảnh chi tiết, sự linh hoạt của nhạc điệu, đoạn thơ đã khắc hoạ, tôn vinh vẻ đẹp phẩm giá con người. Ba khổ cuối của bài thơ vẫn là hình ảnh những chiếc xe không có kính, xe bị biến dạng nhưng tinh thần người người thì luôn hướng tới miền Nam với những quyết tâm lớn lao. Xe phải đi, phải lao nhanh ra chiến trường, xe thẳng tiến để chi viện cho tiền tuyến miền Nam yêu dấu. Sự quyết tâm cùng với tấm lòng yêu nước của người lính trẻ đã để lại cho ta những cảm phục mến yêu.

Ba khổ thơ cuối bài đã khép lại con đường tới miền Nam yêu dấu đã tới đích từ mấy chục năm trong sự thống nhất non sông. Nhưng đâu đây bên tai ta vẫn tiếng xe chạy, vẫn hiển hiện những tiếng cười ha ha của những người lính lái xe can trường. Thể hệ nào cũng vậy, cũng có những con người can trường với sứ mệnh đè nặng trên đôi vai của minh.

Bước chân sang thế kỉ XXI, trận đấu của mỗi người trẻ tuổi của chúng ta hoàn toàn khác. Nhưng những gì hào hùng, thật hấp dẫn ở người lính lái xe ờ thế hệ cha ông vẫn luôn là sự khích lệ, là sự nêu gương để chúng ta gắng sức.

1
0
Bngann
12/10/2021 16:44:20
+3đ tặng

Phạm Tiến Duật là một trong các nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. Thơ của ông lôi cuốn người đọc bằng sự sống động, tự nhiên, táo bạo. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc bởi hình ảnh người chiến sĩ lái xe hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn, cùng quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt.

Hình ảnh chiếc xe bị bom đạn Mĩ phá đến biến dạng càng góp phần khắc họa rõ nét hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam. Ở hai câu đầu của khổ thơ cuối, hình ảnh chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn đã hiện lên với một vẻ rất kì quặc:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe cỏ xước.

Ở đầu bài thơ, Phạm Tiến Duật đã giải thích cho người đọc biết vì sao những chiếc xe làm nhiệm vụ không có kính. Bom đạn chiến trường đã làm cho chúng trở thành như vậy. Thế nhưng, hình chiến tranh ngày càng ác liệt, những chiếc xe "từ trong bom rơi" cũng ngày càng trơ trụi hơn, tàn tạ hơn. Từ việc không có kính, rồi không có mui, giờ đây, chiếc xe không còn có cả đèn – một bộ phận vô cùng quan trọng, nhất là khi chạy trên con đường Trường Sơn gập ghềnh, đầy hố bom vào ban đêm. Rồi xe không có mui che chắn, vì vậy, nếu gặp trận mưa thì thùng xe sẽ chứa đầy nước.

Câu thơ thể hiện được sự khốc liệt của chiến tranh. Nhưng đây không phải là lời ca thán, bi ai. Bằng giọng thơ ngang tàng pha chút hóm hỉnh, giọng điệu tự nhiên, rất lính tráng, Phạm Tiến Duật đã mang được vào trong thhơ cả chất trẻ trung, sự hồn nhiên, yêu đời của người chiến sĩ cách mạng:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Không có kính, không đèn, không có cả mui. Điệp từ "không" nhấn mạnh được sự khó khăn của các chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn. Thế nhưng, xe vẫn bon bon lăn bánh trên con đường ấy, bất chấp tất cả mọi hiểm nguy.  "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước", câu thơ đã phần nào lột tả ý chí chiến đấu vì miền Nam, vì Tổ quốc của những người lính lái xe quả cảm. Từ "vẫn chạy" cho thấy sự kiên cường, dù phải chịu bao nhiêu nguy hiểm, khó khăn, họ cũng không lùi bước. Còn cụm từ "vì miền Nam phía trước" toát lên niềm tin vào hòa bình, thống nhất, là sự thể hiện mạnh mẽ tình yêu quê hương, đất nước của những người lính lái xe, nó đã ăn sâu vào con người các anh. Ý chí đó kết tinh sâu đậm ở câu thơ cuối:

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đây là câu thơ thể hiện sự hiến dâng trọn vẹn của những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy "mưa bom bão đạn": "chỉ cần" có một "trái tim", chỉ cần trái tim còn nhịp đập, chỉ cần còn sống, còn một hơi thở cuối cùng các anh vẫn chiến đấu không chùn bước. Hình ảnh "trái tim" chính là hình ảnh ẩn dụ về người lính lái xe mà trái tim các anh đã ngấm sâu lí tưởng cách mạng, lí tưởng về một Tổ quốc thống nhất, tươi đẹp.

Trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa, tình cảm của những người chiến sĩ lái xe với miền Nam cũng trỗi dậy ngọt ngào, thúc giục:

Xe chạy trong đêm rì rầm, rì rầm

Tiếng mạch đất hai miền hòa làm một

(Phạm Tiến Duật)

Khẳng định khó khăn, gian khổ ngày càng tăng nhưng nhiệm vụ đánh giặc vẫn là trên hết. Không có khó khăn nào, kẻ thù nào cản nổi xe ta đi. Đơn giản vì trong xe có một trái tim của người chiến sĩ lái xe anh hùng. Có thể nói, nhà thơ đã khai thác thật hiệu quả nghệ thuật đối lập giữa "không" và "có" giữa hai phương diện vật chất và tinh thần, vẻ bên ngoài xe và bên trong chiếc xe không kính, không đèn, không mui. Để bất ngờ sáng lên hình tượng trái tim, trái tim nồng nàn nhiệt huyết yêu nước của người lính. Phải chăng, đấy chính là cội nguồn sức mạnh, cội nguồn của bao phẩm chất sáng ngời của người lính giải phóng quân? Và phải chăng, hình tượng trái tim cao đẹp ấy cũng chính là lời khẳng định sâu sắc về một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người, con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và niềm tin vững chắc. Câu thơ tỏa sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp của hình tượng người lính. Tứ thơ thoải mái, nhẹ nhõm mà gợi suy luận, triết lí thật sâu xa.

Đường ra trận gian nan nhưng tâm hồn người lính không vì thế mà không rực sáng. Hình ảnh những chiếc xe không kính với trái tim nồng nàn tình yêu quê hương đất nước bon bon làm nhiệm vụ sẽ luôn là một hình ảnh đẹp trong lòng độc giả nhiều thế hệ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư