Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong quá trình sơ cứu và băng bó gãy xương cẳng tay cần lưu ý những điểm gì

Trong quá trình sơ cứu và băng bó gãy xương cẳng tay cần lưu ý những điểm gì?
7 trả lời
Hỏi chi tiết
124
1
0
Vũ Phan Bảo Hân
12/10/2021 19:40:29
+5đ tặng

Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay

 - Phương pháp sơ cứu:

    + Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.

    + Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc.

 - Băng bó cố định:

    + Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.

    + Băng cần quấn chặt.

    + Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Chou
12/10/2021 19:40:40
+4đ tặng

Chấn thương cột sống cổ thường gặp do tai nạn giao thông, tai nạn lao động và để lại hậu quả nặng nề cho bản thân và gia đình như liệt, tử vong. Khoảng 70% người bị tai nạn giao thông bị chấn thương cổ và cột sống. Nếu không được sơ cấp cứu tại chỗ đúng cách, nạn nhân có thể nguy kịch và ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn. Các bước cơ bản sơ cấp cứu cho nạn nhân bị chấn thương cột sống như sau:

Đầu tiên không được để nạn nhân cố vận động, phải đỡ đầu và cổ nạn nhân cho đến khi cán bộ y tế đến cấp cứu. Giải phóng bệnh nhân khỏi các vật cản như mũ, xe. Trong khi chờ xe cứu thương việc nên làm là nới rộng cổ áo và lót một vòng đệm cổ.
Gọi trung tâm cấp cứu 115.
Nhẹ nhàng đặt nạn nhân nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, tránh gập cổ và kiểm tra xem tình trạng tim còn đập, mạch cổ, tình trạng sức khỏe để sẵn sàng chuyển vào viện.
Cố định cột sống cổ. Cột sống cổ phải thẳng với trục cơ thể, có thể dùng 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn hai bên tai khi nạn nhân nằm.
Kiểm tra các vết thương đang chảy máu để cầm máu bằng băng ép như quần áo hay sợi dây. Đối với vết thương chảy máu ở đầu, người sơ cứu phải quấn băng quanh đầu họ để cầm máu nhưng luôn giữ đầu cố định.
Cố định các ổ gãy xương như xương đùi, xương cẳng tay bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.
Di chuyển nạn nhân vào cơ sở y tế gần nhất bằng xe cứu thương, ô tô, tuyệt đối không vận chuyển bằng xe máy và lưu ý luôn giữ tư thế đầu nạn nhân thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.
 



 
1
0
Meoww
12/10/2021 19:40:42
+3đ tặng

nếu chỗ gãy là xương cẳng tay thì chỉ dùng 1 nẹp đỡ cẳng tay

nếu chỗ gãy là xương đùi thì dùng nẹp dài băng chiều dài từ sường đến gót chân

2
0
Nguyễn Nguyễn
12/10/2021 19:40:43
+2đ tặng
SƠ CỨU ĐÚNG CÁCH KHI BỊ GÃY XƯƠNG
Ngày 07 / 11 / 2018 | 
Y học thường thức
Gãy xương là tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, nếu không được xử trí kịp thời và đúng cách có thể để lại di chứng tàn phế suốt đời, thậm chí đe dọa tính mạng của nạn nhân.Việc sơ cứu ban đầu kịp thời và đúng cách sẽ giảm được 70% biến chứng do gãy xương.

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông,…Gãy xương được chia thành gãy xương kín (phần da bên ngoài nơi gãy không bị tổn thương), gãy xương hở (phần da bên ngoài bị tổn thương do đầu xương gãy đâm ra) thường xảy ra ở tay, chân; gãy xương lún (hai xương va vào nhau làm xương gãy bị ép ngắn lại) thường xảy ra ở cột sống.

Dấu hiệu gãy xương là sưng, đau, bầm tím, biến dạng, mất chức năng vùng bị thương, xương nhô ra ngoài... Ngay khi phát hiện nạn nhân có dấu hiệu gãy xương, cần đưa ra khỏi vùng nguy hiểm và tiến hành sơ cứu người bị nạn.

Đối với trường hợp gãy xương tay:

Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình nạn nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay. Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy).  Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

178_so_cuu_xuong_tay.jpg

Hướng dẫn sơ cứu gãy xương tay

Nếu không thể gấp khuỷu tay được, không nên cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Đặt nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.

Đối với trường hợp gãy xương chân:

Nếu gãy xương cẳng chân, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ mào chậu(gờ trên cùng của xương chậu) đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, ngoài của các đầu xương. Buộc cố định hai nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy, trên khớp gối khoảng 3 – 5cm vàbăng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.Vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.

xu-tri-gay-xuong-cang-chan.jpg

Cách sơ cứu gãy xương cẳng chân

Nếu gãy xương đùi, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong và mặt ngoài chân gãy. Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân, nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân. Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu xương cả bên trong và bên ngoài. Buộc cố định hai nẹp với nhau lần lượt ở các vị trítrên và dưới ổ gãy, dưới khớp gối, ngang mào chậu,ngang ngực, băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân, 3 dây để cố định hai chân vào với nhau ở các vị trí: cổ chân, gối, sát bẹn.Lưu ý, vị trí buộc cần chắc chắn nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu.

so_cuu_gay_chan.jpg

Cách sơ cứu gãy xương đùi

Đối với trường hợp gãy xương cột sống:

Nếu gãy xương cột sống vùng cổ, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, cố định nạn nhân vào cáng tại các vị trí trán, qua hàm trên, qua ngực, qua hông, qua đùi, qua khớp gối, qua cẳng chân, hai bàn chân.Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân.

Nếu gãy xương cột sống vùng lưng, đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng, giữ đầu nạn nhân nằm thẳng, hai chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng dây cố định nạn nhân vào cáng và cố định hai chân của nạn nhân vào nhau ở các vị trí: hông, đùi, đầu gối, cẳng chân và bàn chân. Dùng gối mềm hoặc chăn chèn hai bên hông nạn nhân.

so-cuu-gay-xuong-3.jpg

Sơ cứu gãy xương cột sống

Tất cả các trường hợp gãy xương, sau khi sơ cứu cố định vùng xương bị gãy, cần nhẹ nhàng và nhanh chóng vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều
0
0
Khang
12/10/2021 19:41:33
+1đ tặng

Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay
 - Phương pháp sơ cứu:
  + Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.
 + Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc
 - Băng bó cố định
   + Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.
+ Băng cần quấn chặt.
+ Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.

0
0
Mê Boy
12/10/2021 19:42:06

Cách sơ cứu và băng bó khi gặp người bị gãy xương cẳng tay

 - Phương pháp sơ cứu:

    + Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.

    + Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc.

 - Băng bó cố định:

    + Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.

    + Băng cần quấn chặt.

    + Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.



 
0
0
hồ khoa
27/11/2021 21:53:09
kiểm tra xem gãy xương kính hay hở

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo