Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Vật nào sau đây không phải là gương phẳng

Câu 1: Vật nào sau đây không phải là gương phẳng ?

A. Mặt bàn Inox nhẵn bóng B. Mặt nước giếng phẳng lặng

C. Tấm cửa bằng thuỷ tinh D. Mặt tường nhà phẳng nhẵn được quét vôi màu trắng

Cau 2: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương

B. Những vật có bề mặt phẳng có thể được coi là gương phẳng

C. Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng của một vật

D. Cả A và C đều đúng

Câu 3: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là:

A. Ảnh ảo, hứng được trên màn chắn, có kích thước bằng vật

B. Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, có kích thước bằng vật

C. Ảnh thật, không hứng được trên màn chắn, có kích thước bằng vật

D. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng với gương phẳng:

A. Khoảng cách từ Ảnh đến gương nhỏ hơn khoảng cách từ vật đến gương .

B. Khoảng cách từ Ảnh đến gương lớn hơn khoảng cách từ vật đến gương.

C. Khoảng cách từ Ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

D. Có thể A hoặc C

Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mối tương quan giữa vật và ảnh ?

A. Ảnh và vật luôn luôn song song với nhau

B. Ảnh và vật luôn luôn cùng chiều với nhau .

C. Ảnh và vật luôn ở khác phía đối với gương

D. Cả A, B ,C đều đúng .

Câu 6: Qua gương phẳng khi nào ta thu được ảnh của một vật hình mũi tên song song và cùng chiều với vật ?

A. Vật đặt song song với gương B. Vật dặt vuông góc với gương

C. Vật đặt gần gương D. Vật đặt xa gương

Câu 7: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh của điểm sáng đặt trước một gương phẳng?

A. Điểm sáng đó phải là nguồn sáng

B. Ánh sáng từ điểm sáng đó phải đến được mắt ta

C. Điểm sáng đó phải đặt gần gương

D.Tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng đó phải đến được mắt ta

Câu 8: Ảnh của một điểm sáng đặt trước một gương phẳng được tạo bởi:

A. Giao nhau của các đường kéo dài của các tia phản xạ

B. Giao nhau của các tia phản xạ

C. Giao nhau giữa tia tới và tia phản xạ;

D. Giao nhau của các tia tới

Câu 9: Vật AB cao 10cm có dạng một đoạn thẳng đặt song song và cách gương phẳng 1 khoảng 20 cm . Khi đó Anh A,B, của AB có :

A. Chiều cao 20cm, cách gương 1 khoảng 10cm

B. Chiều cao 10cm, cách gương 1 khoảng 20cm

C. Chiều cao 10cm, cách gương 1 khoảng 30cm

D. Chiều cao 20cm, cách gương 1 khoảng 20cm

Câu 10: Vật AB cao 10cm ,dạng mũi tên đặt vuông góc với một gương phẳng có điểm B sát gương . Khi đó nhận xét nào sau đây không đúng ?

A. Ảnh của AB cũng vuông góc với gương

B. .Ảnh và vật ngược chiều với nhau ;

C. Ảnh A, của A, cách gương 1 đoạn 10cm

D. Ảnh B, của B, cách gương 1 đoạn 10cm

Câu 11: Điểm sáng S cách gương phẳng một đoạn 25cm. Nếu di chuyển S ra xa gương thêm 1 đoạn 10cm theo phương vuông góc với nhau thì ảnh S, của S lúc này sẽ cách S một đoạn bằng :

A. 25cm; B. 35cm; C. 50cm; D. 70cm;

Câu 12: Điểm sáng S cách gương phẳng một đoạn 20cm. Nếu di chuyển S lại gần gương thêm 1 đoạn 5 cm theo phương vuông góc với gương thì Ảnh S, của S lúc này sẽ cách S một đoạn bằng:

A. 20cm B. 15cm C. 30cm D. 40cm

Câu 13: Điểm sáng S cách gương phẳng một đoạn 30cm. Nếu di chuyển S lại gần gương thêm 1 đoạn 5 cm theo phương song song với gương thì Ảnh S, của S lúc này sẽ cách S một đoạn bằng:

A. 60cm B. 70cm C. 30cm D. 35cm

Câu 14: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng. Nếu di chuyển S theo phương vuông góc với gương 1 đoạn thìthấy khoảng cách giữa Ảnh S, và S thay đổi 1 đoạn 20 cm . Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?

A. Điểm sáng S đã di chuyển một đoạn 10 cm lại gần gương

B. Điểm sáng S đã di chuyển một đoạn 10 cm ra xa gương

C. Điểm sáng S đã di chuyển một đoạn 10 cm lại gần gương hoặc ra xa gương

D. Điểm sáng S đã di chuyển một đoạn 20 cm lại gần gương hoặc ra xa gương

Câu 15: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng. Nếu muốn dịch chuyển S mà khoảng cách giữa Ảnh S, và S vẫn không thay đổi thì:

A. Phải dịch chuyển S theo phương vuông góc với gương

B. Phải dịch chuyển S theo phương song song với gương

C. Phải dịch chuyển S theo phương hợp với gương 1 góc 450

D. Có thể dịch chuyển S theo phương bất kỳ

Câu 16: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng. Giữ nguyên vị trí của S ,nếu di chuyển gương ra xa S một đoạn 10cm theo phương vuông góc với S thì Ảnh S, khi đó :

A. Di chuyển ra xa S một đoạn 10 cm B. Di chuyển lại gần S một đoạn 10 cm

B. Di chuyển ra xa S một đoạn 20 cm D. Di chuyển lại gần S một đoạn 20 cm

Câu 17: Điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng ,di chuyển S theo phương song song với gương với vận tốc v. Khi đó ảnh S, của S di chuyển với vận tốc:

A. 2v cùng chiều di chuyển của S B. 2v ngược chiều di chuyển của S.

C. v cùng chiều di chuyển của S D. v ngược chiều di chuyển của S.

Câu 18: Điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng, di chuyển S theo phương vuông góc với gương với vận tốc v. Khi đó so với gương thì ảnh S, của S di chuyển với vận tốc:

A. 2v cùng chiều di chuyển của S B. 2v ngược chiều di chuyển của S

C. v cùng chiều di chuyển của S D. v ngược chiều di chuyển của S

Câu 19: Điểm sáng S đặt trước 1 gương phẳng, di chuyển S theo phương vuông góc với gương với vận tốc v. Khi đó so với S thì ảnh S, của S di chuyển với vận tốc:

A. 2v cùng chiều di chuyển của S B. 2v ngược chiều di chuyển của S.

C. v cùng chiều di chuyển của S D. v ngược chiều di chuyển của S

Câu 20: Chiếu 1 tia sáng SI tới 1 gương phẳng, khi quay gương quanh một trục bất kì đi qua I và nằm trùng với mặt gương thì tia phản xạ quay đi 1 góc 200. Góc quay của gương là :

A. 100 B. 200 C. 400 D. Một giá trị khác với

0 trả lời
Hỏi chi tiết
755

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Vật lý Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo