Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét và đưa ra ý kiến nhằm tăng cường sự phát triển du lịch Đà Lạt

Mình đang cần thông tin làm bài luận, mà cảm thấy khá khó. mong mọi người giúp vì đang cần gấp.

"Nhận xét và đưa ra ý kiến nhằm tăng cường sự phát triển du lịch đà lạt "

cám ơn mọi người !

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
87
0
0
1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu và vai trò của Khoa học Địa lí
1.1. Khái niệm
          Khoa học địa lí là một trong những khoa học cổ xưa nhất thế giới gắn liền với nhận thức, hiểu biết không gian lãnh thổ của loài người [3]. Những phát kiến khoa học vĩ đại đầu tiên của nhân loại là về đất nước và các châu lục.
          Tên gọi Địa lí xuất phát từ tiếng Hy Lạp là Geography. Người xưa có những nhận biết sơ khai về địa lí thông qua việc mô tả các hiện tượng như sự thay đổi thời tiết, khí hậu, tìm phương hướng…Khi có chữ viết, các kiến thức địa lí được ghi chép lại tạo nền móng cho sự phát triển của Khoa học địa lí ngày nay. Chính vì vậy, Địa lí học là khoa học “mô tả Trái đất”, hay nói cách khác, Địa lí học giống như một kiểu từ điển bách khoa về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của các khu vực, các quốc gia lãnh thổ trên thế giới.
          Theo Bách khoa toàn thư Xô Viết: “Địa lí học là một hệ thống các khoa học tự nhiên và xã hội, nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên, thể tổng hợp sản xuất theo lãnh thổ và các thành phần của chúng” [2].
          Như vậy, Địa lí học thực chất là một hệ thống các hoa học khác nhau, nghiên cứu các quy luật khác nhau. Hệ thống khoa học là sự kết hợp của nhiều bộ môn khoa học khác nhau với các chức năng riêng nhưng đồng thời lại được thống nhất bởi một chức năng chung. Hay nói cách khác, tất các các khoa học thuộc một hệ thống đều có đối tượng nghiên cứu chung, mặc dù mỗi khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng. Các khoa học bộ phận đều sử dụng một phương pháp luận chung, một hệ thống khái niệm chung và có thể cùng sử dụng một số phương pháp chung.
          Giữa các khoa học bộ phận tồn tại những nhiệm vụ chung phải giải quyết: Trên cơ sở nhận thức được các quy luật phát sinh, phát triển của môi trường địa lí để xác định cho đúng đắn đặc tính của mối quan hệ giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống KT - XH. 
 1.2. Đối tượng nghiên cứu
          Địa lí được chia thành hai nhánh chính: Địa lí tự nhiên và Địa lí nhân văn, một đặc điểm khác của địa lí là các thông số rất dễ thay đổi theo thời gian và không gian. Chính vì vậy, mỗi nhánh lại có những đặc điểm riêng, đối tượng nghiên cứu riêng. Tuy nhiên, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và luôn bổ sung cho nhau.
* Địa lí tự nhiên
          Địa lí tự nhiên là một phân ngành của địa lí chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyển, sinh quyển, khí quyển và thạch quyển. Nó có ý định giúp người ta hiểu sự sắp xếp tự nhiên của Trái Đất, khí hậu và các kiểu mẫu hệ thực vật và động vật của nó. Nhiều lĩnh vực của địa lí tự nhiên sử dụng các kiến thức và kết quả của các ngành khoa học bộ phận như địa chất học, khí hậu học, sinh học v.v…
          Đối tượng nghiên cứu của Địa lí tự nhiên là lớp vở Địa lí, thể tổng hợp lãnh thổ, cảnh quan và môi trường địa lí.
          Địa lí tự nhiên trong vai trò của một ngành khoa học thông thường tương phản và bổ sung cho ngành khoa học chị em của nó là Địa lí nhân văn.
          * Địa lí nhân văn
          Địa lí nhân văn là một trong 2 phân ngành của địa lí. Địa lí nhân văn là một nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu về thế giới, con người, cộng đồng và văn hóa có sự nhấn mạnh mối liên hệ của không gian và vị trí địa lí. Địa lí nhân văn khác với địa lí tự nhiên chủ yếu tập trung nhiều vào nghiên cứu các hoạt động của con người và dễ tiếp thu các phương pháp nghiên cứu định lượng hơn.
          Mỗi khoa học có đối tượng nghiên cứu cụ thể. Địa lí nhân văn nghiên cứu vấn đề liên quan đến xã hội, nhân văn. Địa lí học nhân văn bao gồm chuyên ngành địa lí kinh tế, địa lí chính trị, địa lí xã hội, địa lí đô thị, địa lí lịch sử, địa lí văn hóa, địa lí nhân khẩu v.v… Địa lí nhân văn nghiên cứu con người với tư cách là dân cư của lãnh thổ và các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội…của họ trên phương diện địa lí. Địa lí nhân văn nghiên cứu ngoài nội dung về kinh tế (tài nguyên thiên nhiên, nguồn vật chất, nguồn lao động, nguồn thông tin, biến đổi quản lí kinh tế, xã hội, các ngành kinh tế, vấn đề tổ chức lãnh thổ kinh tế…), nhiều nội dung khác đề cập tới dân cư, văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, chất lượng sống v.v…
1.3. Vai trò của Khoa học Địa lí
          Nhiệm vụ của địa lí là định vị, xác định vị trí và vị thế của các hiện tượng và sự vật, là đánh giá các tổng hợp thể không gian như các điểm, các đường, các vùng, các trường, các mạng lưới và đưa ra các mô hình để tổ chức không gian lãnh thổ, sao cho các hoạt động kinh tế - xã hội của con người diễn ra trên đó đạt được hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy, Địa lí học có vai trò quan trọng trong thực tiễn như hoạt động nghiên cứu, hoạt động đời sống hằng ngày, hoạt động đào tạo v.v…
          - Địa lí học đề cập đến nhiều vấn đề rộng, phức tạp cả về tự nhiên lẫn KT - XH nên cung cấp cho người học nhiều khái niệm cần thiết trong cuộc sống.
          - Người học hiểu biết được đời sống của các dân tộc trên thế giới, mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với môi trường tự nhiên.
          - Địa lí trong nhà trường có khả năng giáo dục cho người học lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, bảo vệ và cải tạo tự nhiên, xã hội. Đồng thời, địa lí rèn luyện cho người học những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, cho sản xuất, chiến đấu như kĩ năng quan sát, kĩ năng đọc và vẽ bản đồ, xác định phương hướng…
          - Địa lí là khoa học tiếp cận hệ thống không gian, có thể giúp các nhà lãnh đạo hay quản lí điều hành tốt sự phát triển bền vững một lãnh thổ hay lãnh hải nào đó. Trong hệ thống tự nhiên thì cơ chế giữ cân bằng là cơ chế tự điều chỉnh. Khi đó tiếp cận hệ thống là quá trình tìm ra các cơ sở, các giải pháp, các phương án khai thác hợp lí, giúp lãnh đạo hay quản lí ra quyết định sáng suốt. Lúc này khoa học địa lí trở thành một khoa học hành động.
          - Tạo hiệu quả cao trong quản lí và sử dụng tài nguyên để đảm bảo duy trì sự phát triển KT - XH. Không gian địa lí thống nhất là sản phẩm của con người, của xã hội, là công cụ và môi trường để xã hội tự tái sản xuất. Như vậy, địa lí có vai trò tích cực trong việc tổ chức không gian nhân sinh; trong việc bảo vệ, cải tạo và chống ô nhiễm môi trường.
          - Sự phân vùng tự nhiên, phân vùng KT - XH là cơ sở khoa học tổng hợp để đẩy mạnh công cuộc đổi mới, quản lí hiệu quả về tự nhiên và KT - XH.
2. Du lịch và đối tượng nghiên cứu của du lịch
2.1. Khái niệm
          Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.
          Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [6].
 2.2. Đối tượng nghiên cứu
          Đối tượng nghiên cứu của du lịch là các hợp phần và mối quan hệ của chúng tạo nên hệ thống du lịch bao gồm phân hệ tài nguyên du lịch, khách, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các dịch vụ du lịch v.v…
3. Địa lí du lịch và đối tượng nghiên cứu
          Ngay từ đầu thế kỷ XX đã có các tài liệu mô tả về địa lí của các quốc gia và các vùng trong đó có những thông tin về du lịch. Có thể coi đây là tiền đề cho sự ra đời chuyên ngành địa lí du lịch trong địa lí học.
Địa lí du lịch là một trong những lĩnh vực thuộc khoa học địa lí ứng dụng. Địa lí du lịch nghiên cứu đặc điểm lãnh thổ của ngành kinh tế du lịch, sự phân bố theo lãnh thổ của hoạt động sản xuất và dịch vụ có liên quan tới du lịch, những điều kiện, những yếu tố và tài nguyên để phát triển du lịch trong các quốc gia và các vùng khác nhau.
          Địa lí du lịch được coi là một trong những môn cơ sở để hình thành một khoa học mới, khoa học du lịch. Trong lĩnh vực khoa học du lịch, địa lí du lịch là một hướng chuyên ngành quan trọng. Do vậy, Địa lí du lịch là một chuyên ngành của du lịch học chuyên nghiên cứu về hệ thống du lịch theo lãnh thổ phục vụ cho việc khai thác và xây dựng chiến lược khai thác không gian du lịch một cách bền vững.
          Đối tượng nghiên cứu của địa lí du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. nghiên cứu toàn bộ các hợp thành của hiện tượng du lịch trong hệ thống du lịch; Nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch; Nghiên cứu, đánh giá các hợp phần của hệ thống du lịch hay toàn bộ hệ thống du lịch
4. Vai trò của Khoa học địa lí trong phát triển du lịch
4.1. Quản lí tài nguyên du lịch
          Quản lí tài nguyên du lịch là việc quản lí các nguồn tài nguyên tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật nước …) và tài nguyên nhân văn trong khai thác nhằm đẳm bảo tính bền vững. Quản lí tài nguyên du lịch là đưa ra các kế hoạch, các phương hướng chiến lược, các biện pháp quy hoạch và cùng với đó là các chế tài phù hợp nhằm giúp cho công việc khai thác, sử dụng và tái tạo, bảo tồn tài nguyên một cách hợp lí, đúng đắn để mang lại lợi ích tối ưu và hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên.
          Du lịch là ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt, chính vì vậy việc quản lí tài nguyên có vai trò quan trọng. Quản lí dưới góc độ địa lí, công tác quản lí tài nguyên du lịch dựa trên cơ sở kết quả phân tích đặc điểm tài nguyên, sự phân bố, sự hình thành và phát triển của chúng, các quy luật của tự nhiên. Từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí tài nguyên du lịch.
4.2. Sử dụng hợp lí tài nguyên và Bảo vệ môi trường
          Sử dụng hợp lí tài nguyên là việc sử dụng tài nguyên theo đúng quy luật tự nhiên. Địa lí làm rõ bản chất các hiện tượng tự nhiên, năm rõ các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội để cùng tồn tại, khai thác chúng một cách khoa học, hợp lí, đúng quy luật.
          Khoa học Địa lí là khoa học không gian và lãnh thổ [1]. Bởi vậy nghiên cứu khai thác hợp lí tài nguyên và quản lí bền vững các dạng tài nguyên là trách nhiệm của đia lí học.
4.3. Quy hoạch sử dụng hợp lí lãnh thổ
          Trên cơ sở nghiên cứu địa lí thành phần, phân vùng địa lí tự nhiên, phân vùng kinh tế - xã hội là cơ sở để khoa học giúp các nhà quản lí hoạch định những chiến lược, quy hoạch và tổ chức lãnh không gian trong khai thác lãnh thổ về mặt không gian.
5. Địa lí trong đào tạo hướng dân viên du lịch
5.1. Hướng dẫn viên du lịch
          - Những yêu cầu của HDV
          Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch. Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch [6].
Như vậy, hướng dẫn viên du lịch là người hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch, sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để trình bày, giới thiệu và giải thích những thông tin chính xác nhất về những địa điểm, những điển tích, điển cố, di sản văn hóa và thiên nhiên của một vùng, một khu vực liên quan đến mục đích du lịch của du khách.
          Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên quốc tế, hướng dẫn viên nội địa. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa; hướng dẫn viên nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa và không được hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài.
          Những yêu cầu thứ yếu, vô cùng quan trọng của nghề hướng dẫn viên du lịch là người hành nghề HDV Du lịch ngoài những kiến thức và kỹ năng đã qua đào tạo, HDV Du lịch phải tự trang bị cho mình một nền tảng văn hóa, kiến thức và ngoại ngữ vô cùng vững chắc; một bản lĩnh nghề nghiệp kiên định để có thể sẵn sàng đương đầu và giải quyết bất kì một tình huống phát sinh nào trong suốt quá trình dẫn tour.
          Có thể nói, hướng dẫn viên du lịch là người đại diện, là đại sứ của một đất nước để giới thiệu với du khách về văn hóa, lịch sử, địa lí... của đất nước mà du khách đến tham quan. Chính vì vậy, yêu cầu đầu tiên của người hướng dẫn viên nhất định phải có là một nền tảng kiến thức tốt, ít nhất là phải có kiến thức về những địa danh mình sẽ đưa du khách đến tham quan. Hướng dẫn viên cũng cần phải có sự hiểu biết về những nét văn hóa đặc sắc ở những vùng đất mình sẽ đưa du khách đến.
          Do vậy, về kiến thức địa lí, hướng dẫn viên phải có khả năng nhận biết và vận dụng tổng hợp tài nguyên du lịch; khả năng vận dụng những hiểu biết về địa lí học vào việc thực hiện các yêu cầu của các lĩnh vực hoạt động du lịch; khả năng thực hiện độc lập những nội dung nghiên cứu và nghiệp vụ du lịch thích hợp với các môi trường, đặc biệt là công tác quy hoạch du lịch; Tự thiết kế và triển khai, quản trị được chương trình, nội dung trong hoạt động hướng dẫn tại các địa điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí; Có khả năng khai thác và sử dụng một số phương tiện kĩ thuật hiện đại nhằm hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ du lịch. 
          - Những vị trí việc làm của HDV sau khi tốt nghiệp
          Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các vị trí: Hướng dẫn viên du lịch cho các tổ chức, đơn vị lữ hành; nhân viên văn phòng giao dịch của các đơn vị kinh doanh du lịch, các phòng, ban của các cơ quan văn hoá địa phương hoặc làm hướng dẫn viên tại các điểm du lịch [5].
5.2. Nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ nghề HDV theo hướng tiếp cận địa lí học
          * Rèn luyện các kỹ năng cho sinh viên
          - Kỹ năng sử dụng bản đồ
          Trong các loại kỹ năng địa lí, kĩ năng làm việc với bản đồ là cần thiết và quan trọng bởi sử dụng bản đồ giúp người xem có thể khai thác được các kiến thức trên bản đồ làm cho nó trở thành nguồn tri thức địa lí quan trọng. Những tri thức về tự nhiên, kinh tế - xã hội được khái quát hóa dựa trên cơ sở toán học và được thể hiện trên bản đồ bằng màu sắc, ký hiệu.
          Kỹ năng làm việc bản đồ trong đó có các kỹ năng định hướng trên bản đồ, đo đạc trên bản đồ, đọc bản đồ, sử dụng bản đồ, lược đồ…Để sử dụng bản đồ hiệu quả, hướng dẫn viên cần rèn luyện các kỹ năng sử dụng bàn đồ.
Khi nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung trên bản đồ và so sánh chúng với nhau, sinh viên sẽ phát triển được tư duy logic, biết thiết lập các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí. Khi có kỹ năng sử dụng bản đồ, sinh viên có thể tái tạo lại hình ảnh các lãnh thổ nghiên cứu với những đặc điểm cơ bản của chúng, mà không cần tìm hiểu ngoài thực địa.
           - Kỹ năng xây dựng các điểm, tuyến du lịch
          Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không [6].
          Đối với đào tạo hướng dẫn viên, trong kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoài các kỹ năng hướng dẫn khách, người hướng dẫn phải biết xây dựng chương trình du lịch.
          Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. Việc xây dựng chương trình du lịch dựa trên nhu cầu của khách, đặc biệt, dựa trên hệ thống các tuyến điểm du lịch đã được xây dựng trên các cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học. Một trong những yêu cầu khi xây dựng chương trình du lịch là phải tính đến sự phù hợp giữa đặc điểm tài nguyên và nhu cầu của du khách, khoảng cách tiếp cận và tính hợp lí về thời gian, không gian giữa các điểm đến.
          Do vậy, việc xây dựng các tuyến điểm, chương trình du lịch theo hướng tiếp cận địa lí giúp người xây dựng có cách nhìn tổng hợp, lựa chọn những phương án tối ưu nhất dựa trên kết quả tư duy về không gian lãnh thổ (phân bố các điểm du lịch, các sơ sở dịch vụ du lịch, mạng lưới giao thông v.v…), sự phát triển theo thời gian của các yếu tố địa lí (tính mùa vụ của các yếu tố địa lí).
          - Ứng dụng và rèn luyện các kỹ năng GIS (Google eath, Google map …)
          Sử dụng công nghệ GIS đối với hướng dẫn viên du lịch đây là một kỹ năng bổ sung, cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc. Ngày nay, một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp ngoài việc dẫn đoàn, dẫn tour tốt, có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều, ngoại ngữ giỏi,…thì còn cần tự trang bị những kỹ năng trong việc sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, trong đó có việc sử dụng công nghệ GIS trong việc tìm kiểm thông tin, xác định vị trí, phân bố không gian của các đối tượng tham quan … góp phần rất lớn vào sự thành công của chuyến đi.
          GIS hiện nay đã được tích hợp trên internet, trên các thiết bị thông minh như điện thoại, ipad v.v…Vì vậy, việc tìm kiếm thông tin một địa điểm muốn đến như một điểm du lịch, một thành phố, một vùng nông thôn hay thậm chí cả 1 đất nước v.v… đã trở lên đơn giản và dễ dàng hơn. Đặc biệt, những địa điểm mà hướng dẫn viên chưa từng đặt chân tới, GIS sẽ giúp hướng dẫn viên lựa chọn tuyến đường, thời gian đi dự kiến, độ dài tiếp cận điểm đến và lưu giữ những địa chỉ cho những lần sau.
          * Tìm hiểu, nghiên cứu địa phương
          Tìm hiểu thông tin điểm đến thông qua cách tiếp cận địa lí. Một trong những tư duy đặc trù và quan trọng nhất của địa lí là tư duy theo lãnh thổ. Tư duy lãnh thổ là tư duy về tính đặc thù của đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của mỗi lãnh thổ. Tính đặc thù này dẫn đến các đặc trưng về cư trú, sản xuất, sinh hoạt, lối sống, phong tục tập quán …Ngoài ra, tư duy lãnh thổ còn là tư duy so sánh về tính tương đồng và dị biệt giữa các lãnh thổ, đây là một trong những yêu cầu trong cung cấp thông tin về các điểm cho khách của hướng dẫn viên.
          Địa lí là ngành học vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, thực hiện chức năng nghiên cứu các hợp phần tự nhiên, các quy luật và hiện tượng tự nhiên diễn ra trên bề mặt trái đất, mối quan hệ và tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên.
          + Thông tin về tự nhiên
          Việc tìm hiểu thông tin, kiến thức về tự nhiên của các điểm du lịch, các lãnh thổ liên quan theo hướng tiếp cận địa lí. Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, một đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn tới những đặc điểm của các thành phần khác. Việc hiểu các quy luật tự nhiên, các mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần giúp cho hướng dẫn viên có thể giải thích tất cả các hiện tượng tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội tại nơi điểm đến. Các kiến thức địa lí nên theo phương pháp diễn dịch (đi từ đặc điểm tổng quan đến cụ thể).
          + Thông tin về KT-XH
          Đối với các thông tin về kinh tế - xã hội, việc tìm hiểu dưới góc độ địa lý cũng sẽ mang lại kiến thức tổng hợp, có hệ thống. Các yếu tố về kinh tế - xã hội, nhân văn đều có mối quan hệ với nhau và chịu ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên. Chính vì vậy, các kiến thức địa lý sẽ cho biết những đặc trưng, sự khác biệt theo các vùng miền. Cụ thể, đối với Việt Nam, các công trình địa lí đồ sộ như “Atlat quốc gia Việt Nam”, “Thiên nhiên Việt Nam”, “Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lí”, “Địa lí tự nhiên Việt Nam”,… của các nhà địa lí Việt Nam sẽ mãi mãi đóng góp vào bản sắc văn hoá Việt Nam. Dưới góc độ văn hoá, các công trình địa lí đã “vẽ được những đường nét của văn hoá Việt Nam ở các vùng miền khác nhau và chỉ ra được sự vận động của văn hoá trong không gian” [4].
          * Quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường: Khai thác hợp lí, khai thác dựa trên các quy luật tự nhiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×