Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi

 Phần II
Trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết:
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục 2019, trang 56)
Câu 1. Nếu ý nghĩa nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Kể tên một văn bản đã học
trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có nhân để bắt đầu bằng từ "mùa xuân" và
ghi rõ tên tác giả.
Câu 2. Ở đoạn mở đầu của bài thơ, tác giả dùng từ "tôi" (Tôi đưa tay tôi hứng) nhưng
đến đoạn thơ này lại dùng từ “ta". Hãy giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó?.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ có trong khổ
thơ:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Câu 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, em hãy làm rõ
khát vọng được hòa nhập, dâng hiến cho đời của tác giả được thể hiện ở hai khổ thơ
trên, trong đó có sử dụng một câu bị động và một phép nội để liên kết cấu (gạch dưới
câu bị động và từ ngữ dùng làm phép nối).
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
637
0
0
Nguyễn Ngọc Huyền
17/10/2021 09:46:19
+5đ tặng
Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
 
Chủ đề của bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc
  • Cảnh ngày xuân
 
Tác giả: Nguyễn Du
 
          Ngày xuân con én đưa thoi
 
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
 
          Cỏ non xanh tận chân trời
 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
2, Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.
 
Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung đông trước cái đẹp của đất trời.
Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” k lí tưởnghác
Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.
3,ẩn dụ: Một mùa xuân nho nhỏ, đảo ngữ, điệp từ
 
Tác dụng: Khát vọng dâng hiến cho mùa xuân lớn lao của dân tộc. Bức thông điệp cho mọi người: Sống là cho, sống là cống hiến!
4, Trong khổ thơ, nhà thơ đã nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa, làm một nốt trầm trong bài hát. Cấu tứ của mỗi câu thơ được lặp đi lặp lại, qua đó bộc lộ một ước nguyện giản dị mà chân thành, khiêm nhường. Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp "ta"-"hoa"-"ca". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước..Động từ "làm"-"nhập" ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" sang "ta" cũng có ý nghĩa sâu sắc.Khổ thơ chính là khát vọng sống có ích, cống hiến, là ước nguyện, tâm sự của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
 
- Khởi ngữ; Trong khổ thơ
 
- phép lặp: ước nguyện, nhà thơ
 
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×