Rửa tay sạch:
- Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun, sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy.
- Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn.
- Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun, sán.
Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, vệ sinh cơ thể.
- Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.
Đi vệ sinh an toàn:
- Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường.
Không chỉ trẻ em, mà cả người lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình…
- Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần không đũng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…
Nâng cao nhận thức:
- Uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. Ngoài ra còn có thể tẩy giun bằng phương pháp dân gian như: hạt bí ngô, nước sắc hạt cau…
- Đối với trẻ đã tẩy giun mà vẫn còn xanh xao, gầy yếu, kém ăn, cần phải kiểm tra xem có loại giun sán gì khác nữa không, hoặc có thể trẻ bị mắc thêm bệnh khác như còi xương, suy dinh dưỡng, sơ nhiễm lao… để được điều trị đúng bện