Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau ngày Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ khó khăn với nội chiến và can thiệp nước ngoài, như V.I.Lê-nin đã nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Chiến tranh, nội chiến kết thúc, chính sách cộng sản thời chiến với nhiều biện pháp phi kinh tế đã không còn phù hợp, gây ra nhiều bất ổn trong đời sống xã hội. Đại hội lần thứ X của Đảng Bôn-sê-vích Nga năm 1921 đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), từng bước phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế, hình thành nên những thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Cho đến năm 1922, trên lãnh thổ nước Nga trước đây đang tồn tại 6 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa: Nga, Ucraina, Bêlarut, Adecbaigian, Acmênia và Grudia. Trước yêu cầu thống nhất, hợp tác để chống âm mưu can thiệp nước ngoài và nội phản, trên cơ sở tự nguyện, ngày 30-12-1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn liên bang được tiến hành tại Maxcơva, thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang. Đến năm 1924, Hiến pháp đầu tiên của Liên bang cũng được thông qua, khẳng định về mặt pháp lý của nhà nước Liên bang Xô viết.
Cường quốc công nghiệp thế giới
Chính sách kinh tế mới (NEP) đã khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao đời sống nhân dân, đưa nước Nga dần thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Tuy nhiên V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích yêu cầu phải phát triển công nghiệp nặng để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Đại hội lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Liên Xô (từ ngày 18 đến 31-12-1925) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của Đảng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đại hội đề ra nhiệm vụ “công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa” là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Liên Xô đã đề ra các kế hoạch 5 năm (lần thứ nhất: 1928 - 1932, lần thứ hai: 1933 - 1937), cả hai kế hoạch 5 năm đều về trước kế hoạch 9 tháng. Sau hai lần thực hiện kế hoạch 5 năm, Liên Xô đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa (trong khi các nước tư bản phải mất hàng trăm năm), trở thành một cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ).
Chiến thắng chủ nghĩa phát xít
Từ những năm 30 của thế kỷ 20, khi chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Ý và Đức, Liên Xô đã cảnh báo nguy cơ xâm lược của các nước phát xít, và đã có những đề nghị ngăn chặn những hành động xâm lược. Tuy nhiên các nước đế quốc đều coi chủ nghĩa xã hội là “kẻ thù chung” nên không công nhận các đề nghị của Liên Xô.
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, phát xít Đức xâm lược châu Âu và sau đó tiến đánh Liên Xô với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”. Tuy nhiên, trước sự chiến đấu ngoan cường của Hồng quân Liên Xô, quân Đức lâm vào tình cảnh khó khăn khi chiến sự kéo dài. Với các chiến thắng quyết định như Maxcơva, Stalingrat và Cuốc-xcơ, Hồng quân Liên Xô đã gây thiệt hại nặng nề - 74% sinh lực quân đội Đức, đẩy phát xít Đức đến “miệng hố của sự diệt vong”. Thừa thắng, Hồng quân Liên Xô tiến đánh vào Béc-lin, sào huyệt của phát xít Đức; ngày 9-5-1945 Đức Quốc xã phải ký văn bản đầu hàng vô điều kiện.
Tại châu Á, Liên Xô cùng với các nước Anh, Mỹ đánh phát xít Nhật. Mặc dù Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki để buộc người Nhật đầu hàng, nhưng phải đến khi Hồng quân Liên Xô đánh bại 1 triệu quân tinh nhuệ của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc (ngày 8-8-1945) thì Nhật mới chấp nhận đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện.
Sự ra đời của hệ thống XHCN thế giới
Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống chủ nghĩa phát xít, quân đội và nhân dân Liên Xô đã chịu nhiều tổn thất cả về người và của. Theo số liệu công bố tại Liên Xô, chiến tranh đã cướp đi sinh mạng gần 27 triệu người Nga (hơn 9 triệu chiến sĩ hy sinh, hơn 17 triệu dân thường thiệt mạng). Nhưng vượt lên tất cả, Hồng quân Liên Xô đã đảm trách được sứ mệnh lịch sử mang tính thời đại: Chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng ách nô dịch của chủ nghĩa phát xít, đấu tranh bảo vệ hòa bình, dân chủ, bảo vệ nhân phẩm con người trước nạn diệt chủng và truy bức của các thế lực phản động. Chiến thắng chủ nghĩa phát xít đã trực tiếp và gián tiếp tạo điều kiện cho một loạt các quốc gia ở nhiều châu lục vùng lên giành độc lập thắng lợi. Chính điều đó góp phần giúp Đảng Cộng sản các nước được giải phóng hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam. Một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hình thành để đối trọng với chủ nghĩa tư bản, giữ thế cân bằng lực lượng, bảo vệ hòa bình thế giới. Đứng đầu hệ thống XHCN là Liên Xô, một cường quốc đủ sức mạnh đối trọng với các cường quốc tư bản, và là chỗ dựa vững chắc của các phong trào cách mạng.
Cường quốc khoa học, kỹ thuật, quốc gia mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Đức Quốc xã đã tàn phá nặng nề hệ thống giáo dục quốc dân của Liên Xô. Vì vậy, sau chiến tranh Liên Xô chú trọng đặc biệt đến phát triển khoa học và giáo dục quốc dân qua các kế hoạch 5 năm. Năm 1958 Liên Xô có 2,2 triệu sinh viên, trong đó 45% là tại chức. Năm 1981, Liên Xô đạt 787/1.000 người dân có trình độ đại học và trung học (trên ¾ dân số), tăng gần 9 lần so với năm 1939. Năm 1980, Liên Xô có 1.373,3 nghìn tiến sĩ, phó tiến sĩ và nghiên cứu sinh, tăng gần 8,5 lần so với năm 1950. Nhờ đó mà khoa học, kỹ thuật của Liên Xô đạt nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là chế tạo vũ khí nguyên tử để phòng thủ quốc phòng. Tiếp theo là xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới vào năm 1954 công suất 5.000 kW, năm 1958 xây dựng nhà máy thứ hai công suất 100.000 kW. Thành tựu này của Liên Xô vượt qua Mỹ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |