Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn cảm nghĩ về tác phẩm Chí Phèo

Viết đoạn văn ngắn cảm nghĩ về tác phẩm chí phèo
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.667
6
0
Bngann
19/10/2021 09:05:49
+5đ tặng
Với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao xứng đáng là một trong những tên tuổi lớn của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945 như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Cùng viết về đề tài nông dân nhưng các tác phẩm của Nam Cao, đặc biệt là truyện ngắn Chí Phèo đã đạt tới một giá trị nhân đạo sâu sắc thông qua một hình thức mới mẻ. Nếu như các nhà văn khác đi sâu vào phản ánh phong tục hay đời sống cùng cực của nông dân dưới thời thực dân phong kiến thì Nam Cao lại chú trọng đến việc thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn, nhân cách bị xúc phạm, bị hủy diệt. Đồng thời, ông cũng kín đáo bênh vực và khẳng định nhân phẩm của những con người cùng khổ. Chí Phèo là nhân vật thể hiện rõ nhất cái nhìn mới mẻ của Nam Cao về người nông dân trước Cách mạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Khánh Linh Ngô
19/10/2021 09:09:19
+4đ tặng

Cuộc đời Chí Phèo có thể chia làm ba chặng đường. Như biết bao người nông dân trong xã hội trước, hắn đã có thể có một cuộc sống bình yên với một tâm hồn trong sáng, một phẩm cách lương thiện. Mồ côi từ thuở nhỏ, làm phu cho nhà Bá Kiến, rồi bị cái ghen bóng ghen gió của Bá Kiến hãm hại, bị đẩy vào nhà tù thực dân, cuộc đời Chí Phèo chuyển một bước ngoặt từ lúc ấy. Bá Kiến là thủ phạm đầu tiên trong việc lưu manh hoá một tâm hồn lương thiện. Nhà tù thực dân hoàn chỉnh quá trình tệ hại ấy. Cái bắt tay của cường hào và thực dân làm tan vỡ hàng nghìn viên ngọc “thiên lương” cao quý cua những con người thuộc tầng lớp dưới cùng của xã hội. Ta biết nói gì đây cho nhân vật Chí Phèo? Ta thương hại Chí là nạn nhân của một trò đôn mạt hèn hạ. Ta căm phẫn những kẻ đã cam tâm huỷ diệt nhân tính Chí. Ta đau đớn nhận ra khi thời gian mãn hạn tù thực dân kết thúc là Chí bước vào một nhà tù khác, nhà tù do chính xã hội tạo ra, biệt lập và đoạn tuyệt với những kẻ thoái hoá nhân phẩm như Năm Thọ, Binh Chức và giờ đây là Chí Phèo… Thế là bắt đầu giai đoạn mới khốc liệt và cay nghiệt của cuộc đời Chí.

“Hắn vừa đi vừa chửi” – đó là cách mà Nam Cao để nhân vật xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm. Đó cũng là cái hình ảnh đầu tiên mà người đọc tiếp nhận về Chí, mở ra giai đoạn thứ hai trong cuộc đời hắn – từ một tên lưu manh đến một kẻ tay sai – nỗi kinh hoàng của làng Vũ Đại. Chí Phèo bị lưu manh hoá không phải là hiện tượng đầu tiên trong văn học. Trước đó, Nguyên Hồng với Bỉ vỏ đã đề cập đến những thoái hoá biến chất trong tâm hồn con người gây ra bởi xã hội, nhưng chỉ dừng lại đó chứ không đi sâu vào bản chất của con người ấy. Cái mà tiểu thuyết – với lợi thế độ dài -của Nguyên Hồng chưa làm được thì truyện ngắn của Nam Cao với điểm xuyết qua những chi tiết nghệ thuật độc đáo, đã làm được – và làm rất thành công. Tiếng chửi của Chí Phèo có ý nghĩa gì? Thực ra tiếng chửi của nhân vật chính là phản ứng của hắn với toàn bộ cuộc đời. Trong chửi rủa lại bao hàm một khát khao: giá như có ai thèm chửi với mình thì còn hạnh phúc, bởi ít ra trong cuộc đời còn có kẻ quan tâm đến mình. Đằng này, chửi vang cả làng, vang cả trời mà nào có ai đếm xỉa gì đến hắn. Vậy là, hắn đã bị loại ra khỏi cuộc đời này rồi… Phải? Dưới vòm trời này người ta đã quen đi, hoặc không thèm để ý tới tên lưu manh Chí Phèo. Thần tình của Nam Cao là ở chỗ đã để cho bản chất của Chí thoáng hiện ra, cái tỉnh lồ lộ trong cái say mơ màng, ý thức đau đớn về bản thân chợt xuất hiện trong tiếng chửi vang trời. Còn ý thức về mình, còn khát khao sự yêu thương của đồng loại, nghĩa là còn bản chất con người. Hắn là người, mà sao không ai cho hắn cái quyền ấy?

Sau chi tiết tiếng chửi là những hành động liên tiếp của Chí Phèo: đến nhà Bá Kiến nằm ăn vạ, rồi ngày ngày với những thói lưu manh lại rạch mặt, ăn chực của thiên hạ.

“Con quỷ dữ của làng Vũ Đại” hiện ra với thứ hình hài gớm ghiếc: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chét”. Rồi lại “cái ngực phanh”, “chạm trổ rồng phượng”… Nam Cao phải đặt bút hai lần viết vào “trông gớm chết”, hẳn đó là cái nhận xét ban đầu của mọi người về tên Chí sau bảy năm tù tội, dần trở thành cái nhận định âm ỉ về con người này cho đến khi hắn chết. Không chỉ với nhân hình, bằng việc nghe theo Bá Kiến làm tay sai cho hắn để trừng trị những phe cánh khác trong cái làng Vũ Đại “trật tự – kỉ cương”, Chí Phèo vô tình trở thành công cụ đắc lực huỷ hoại nhân tính của mình, thành nỗi khiếp đảm cho xã hội. Cái vòng biệt lập mà xã hội tạo ra cho Chí Phèo cứ mỗi ngày mỗi chặt dần. Đến đoạn này, ta có thể giận Chí, trách Chí vì cái lợi cơm áo trước mắt mà làm tay sai cho kẻ ác, nhưng rồi ta chợt nhận ra: nếu không bởi cái mưu đồ nham hiểm của “cụ Bá” một lần nữa huỷ hoại tâm hồn Chí, thì làm sao có được một kẻ tay sai hung dữ, sẵn sàng giở thói côn đồ vì những cái lợi trước mắt. Nghĩ lại, Chí đáng thương hơn là đáng trách.

Câu chuyện diễn biến tới đó đủ thể hiện một quy luật: bần cùng hoá rồi dẫn tới lưu manh hoá trong một tầng lớp xã hội đương thời. Chuyện dừng ở đó cũng có thể chấp nhận được. Nhưng Nam Cao không để Chí Phèo cứ thế mà chết trong xó xỉnh, bụi rậm nào đó. Với tinh thần nhân đạo, Nam Cao đã để cho tâm hồn lương thiện của Chí Phèo lần đầu tiên thức tĩnh, từ cái đêm gặp Thị Nở.

Đó là đêm đầu tiên hắn được thức tỉnh bản năng làm một người đàn ông, và buổi sáng hôm sau là buổi sáng đầu tiên kể từ khi ra tù hắn được tận hưởng những gì đẹp đẽ và tươi tắn của thiên nhiên: tiếng chim ríu rít, ánh nắng rực rỡ, tiếng người nói chuyện râm ran. Hắn nhớ, hắn hồi tưởng. Đoạn hồi tưởng của hắn làm bao nhiều độc giả giật mình: Ôi! Hoá ra Chí vẫn còn là một con người, biết yêu ghét, biết vui buồn, biết nhớ và biết hi vọng nữa. Hắn cũng lo âu cho tuổi già và sự cô độc, hắn sợ mọi thứ diễn ra trong đầu hắn, trước mắt hắn. Ta thấy có gì đó hài lòng và hi vọng: hi vọng những cảm xúc trong Chí Phèo sẽ được duy trì mãi mãi cũng như Chí Phèo còn một con dường về với loài người.

Nhưng bản năng của một con người chỉ được đánh thức một cách trọn vẹn khi có chi tiết bát cháo hành của Thị Nở. Lần đầu tiên, Chí có cảm giác được mọi người quan tâm. Một sự so sánh diễn ra với một bên là người đàn bà độc địa đã dùng hắn thoả mãn thú vui của ả, một bên là người quan tâm duy nhất đến mình và thể hiện sự quan tâm ấy qua bát cháo dân dã mà đậm tình người. Tiếng nói của Chí Phèo, của Nam Cao đột ngột cất lên: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao!”. Lần đầu tiên cái khao khát sông của Chí Phèo được thể hiện mạnh mẽ nhất: phải sông trong xã hội, phải yêu và phải được xã hội quan tâm. Tình yêu mộc mạc của Chí Phèo và Thị Nở chớm nở và duy trì trong năm ngày hạnh phúc nhất của Chí.

Thị Nở cự tuyệt Chí Phèo! Đó là đòn đánh cuối cùng và nặng nề nhất của xã hội vào Chí! Đến đây, toàn bộ những hi vọng của Chí trở thành tuyệt vọng. Hắn uống rượu cho say, nhưng càng uống càng tỉnh. Như đã khẳng định từ đầu, cải tỉnh của Chí bao giờ cũng song song với cái say, nhưng nếu trước đầy nó bị cái say lấn át, thì bây giờ nó đau đáu hiện ra và thúc giục Chí trả thù. Ai? Ai đã khiến cho cuộc đời Chí lâm vào những đắng cay tủi nhục ấy, chính là lũ cường hào mà đại diện là Bá Kiến gian xảo, quỷ quyệt. Những câu nói cuối cùng đối với Bá Kiến cũng là tuyên bố hùng hồn của hạng người thấp bé nhất trong xã hội: “Tao muốn làm người lương thiện”. Nhát dao đâm chết Bá Kiến và nhát dao tự sát tuy khẳng định: con người như Chí Phèo khó mà sinh tồn trong xã hội khắc nghiệt đương thời, nhưng cũng là tuyên ngôn về sự nảy sinh về tâm hồn lương thiện của con người khi con người ấy đã về cõi chết.

Dẫu biết, sau Chí Phèo lại còn biết bao nhiêu kẻ bị bần cùng hoá rồi đi đến lưu manh hoá, và xã hội còn cự tuyệt những con người như vậy, nhưng qua nhân vật Chí Phèo ta vẫn tin tưởng rằng chồi non lương thiện sẽ thành cây cao. Và không có cái hạt giông lương thiện quằn quại mãi mới nảy mầm trong Chí Phèo thì làm sao có cây cao nhân cách trong Lão Hạc. Niềm cảm thương day dứt và tin tưởng trong lòng người đọc xin được song song tồn tại với tác phẩm Chí Phèo.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×