Chủ đề 1: ‘‘Phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX”
Câu 1: Phong trào công nhân Li-ông (Pháp), đòi tăng lương giảm giờ làm diễn ra vào năm nào?
1. 1831
2. 1832
3. 1833
4. 1834
Câu 2: Các- Mác sinh tại đâu?
1. Pháp
2. Đức
3. Mĩ
4. Bồ Đào Nha
Câu 3: Tình cảnh giai cấp công nhân Anh được Ăng-ghen sáng tác năm nào?
1. 1819
2. 1820
3. 1821
4. 1822
Câu 4: Các – mác , Ăng-ghen chống lại giai cấp nào?
1. Vô sản
2. Công nhân
3. Nông dân
4. Tư sản
Câu 5: Hội Liên Hiệp Lao động Quốc tế – Quốc tế thứ nhất thành lập tại đâu?
A. Pháp
B. Đức
C. Mĩ
D. Anh
Câu 6: Quốc Tế thứ nhất truyền bá học thuyết của
A. Mác.
B. Ăng – ghen.
C. Lênin.
D. Mác và Ăng - ghen.
Câu 7: Vai trò của Mác là
A. chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội, lập Quốc tế thứ nhất.
B. đứng đầu ban lãnh đạo
C. đưa quốc tế I chống tư tưởng sai lệch thông qua nghị quyết đúng đắn.
D. chuẩn bị tổ chức, văn kiện, lãnh đạo đại hội, lập Quốc tế thứ nhất, chống tư tưởng sai lệch thông qua nghị quyết đúng đắn.
Câu 8: Vai trò của Quốc Tế thứ nhất
A. truyền bá học thuyết Mác.
B. đấu tranh chống tư tưởng sai lệch.
C. thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
D. truyền bá học thuyết Mác, đấu tranh chống tư tưởng sai lệch, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.
Câu 9: Quốc tế thứ nhất hoạt động từ
A. 18/6 - 4/1872.
B. 18/6 - 4/1873.
C. 18/6 - 4/1871.
D. 18/6 - 4/1870.
Câu 10: Phong trào Hiến Chương ở Anh vào năm nào?
A. 1836 – 1847.
B. 1836 – 1848.
C. 1836 – 1849.
D. 1837 – 1847.
Câu 11: Bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Mác và Ăng-ghen soạn thảo kết thúc bằng khẩu hiệu nào?
A. Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
B. Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!
C. Các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại!
D. Nhân dân các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!
Câu 12: Đồng minh những người cộng sản là tổ chức của giai cấp nào?
A. Vô sản quốc tế
B. Tư sản Đức
C. Quý tộc Pháp
D. Nông dân quốc tế.
Câu 13: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại vì sao?
A. Lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết.
B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
C. Không được sự ủng hộ cucra phong trào công nhân quốc tế.
D. Chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.
Câu 14: Cuộc đấu tranh của công nhân thể hiện rõ tính chất quần chúng, rộng lớn nhất là cuộc đấu tranh nào?
A. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri.
B. “ Phong trào Hiến Chương” ở Anh.
C. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din.
D. Khởi nghĩa của thợ Li-ông năm 1834.
Câu 15: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì?
A. Mít tinh, biểu tình.
B. Bãi công
C. Khởi nghĩa.
D. Đập phá máy móc.
Câu 16: Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào?
A. Đồng minh những người cộng sản.
B. Quốc tế thứ nhất.
C. Quốc thế thứ hai.
D. Quốc tế thứ ba.
Câu 17: Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới?
A. Nhận thấy có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.
B. Cùng chung lý luận đấu tranh trong cuộc chiến chống giai cấp tư sản, đó là chủ nghĩa Mác.
C. Vì cùng chung một mục đích đó là chống lại sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.
D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.
Câu 18: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?
A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.
B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.
C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.
D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Câu 19: Ngày “Chủ Nhật đẫm máu” là ngày
A. 9/4/1905.
B. 9/2/1904.
C. 8/1/1905.
D. 9/1/1905.
Câu 20: Từ khi nào ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao động?
A. Từ năm 1889.
B. Từ năm 1890.
C. Từ năm 1895.
D. Từ năm 1914
Câu 21: Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã?
A. Vì Ănghen mất (8/1895), khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa phát triển đã xa dần đấu tranh cách mạng.
B. Không tích cực chống chiến tranh đế quốc
C. Thỏa hiệp với tư sản.
D. Khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa phát triển đã xa dần đấu tranh cách mạng, không tích cực chống chiến tranh đế quốc, thỏa hiệp với tư sản.
Câu 22: Tháng 6/1905 diễn ra sự kiện gì?
A. Thủy thủ chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa
B. Cuộc chiến anh dũng ở Mat-xcơ-va
C. Bãi công, đả đảo chuyên chế, đả đảo chiến tranh, ngày làm 8 giờ.
D. Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến
Câu 23: Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga khẳng định nhiệm vụ trước mắt của Đảng là gì?
A. Tiến hành cách mạng XHCN.
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
C. Thành lập nhà nước vô sản.
D. Cải cách dân chủ.
Câu 24: Đỉnh cao của Cách mạng Nga 1905-1907 là gì?
A. Khởi nghĩa ở Mát-xcơ-va.
B. Khởi nghĩa của thủy thủ Pô-tem-kin.
C. Nổi dậy của nông dân.
D. Biểu tình ở Pê-téc-bua.
Câu 25: Cuộc cách mạng Nga 1905-1907 do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Giai cấp vô sản
B. Giai cấp nông dân
C. Giai cấp tư sản
D. Giai cấp tiểu tư sản
Câu 26: Ngày “Chủ Nhật đẫm máu” là ngày gì?
A. Nông dân nổi dậy đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, lấy của nhà giàu chia cho nhà nghèo.
B. 14 vạn công nhân Pê téc bua và gia đình không mang vũ khí kéo đến cung điện mùa đông để đưa bản yêu sách đến nhà vua, Nga Hoàng bắn vào đoàn biểu tình.
C. Biểu tình chiến tranh Nga – Nhật.
D. Cuộc chiến anh dũng ở Mat-xcơ-va, nhưng thất bại vì lực lượng chênh lệch.
Câu 27: Quốc tế thứ hai hoạt động từ năm nào đến năm nào?
A. 1889 – 1914.
B. 1889 – 1915.
C. 1890 – 1914.
D. 1890 – 1915.
Câu 28: Quốc tế thứ hai thành lập gồm có bao nhiêu nước?
A. 20 nước.
B. 21 nước.
C. 22 nước.
D. 23 nước.
Câu 29: Cách mạng 1905 – 1907 ở Nga thất bại vì sao?
A. Sai lầm về đường lối đấu tranh.
B. Thiếu sự lãnh đạo của một đảng Mác-xít.
C. Chưa tập hợp được quần chúng rộng rãi.
D. Thiếu tổ chức chặt chẽ, lực lượng quá chênh lệch.
Câu 30: Quốc tế thứ hai Không có đóng góp nào sau đây?
A. Xây dựng một lực lượng quân sự mạnh ở các nước.
B. Thúc đẩy việc thành lập chính phủ vô sản ở nhiều nước.
C. Đoàn kết các phong trào đấu tranh ở châu Âu và Bắc Mỹ.
D. Làm chậm quá trình chiến tranh đế quốc ở các nước.