Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Động tác giậm chân
a) Khẩu lệnh: “GIẬM CHÂN, GIẬM”;
b) Động tác: Chân trái nhấc lên, mũi bàn chân cách mặt đất 30 cen-ti-mét (cm), tay phải đánh ra trước, tay trái đánh về sau như đi đều. Cứ như vậy, chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ với tốc độ 106 nhịp trong một phút (hình 8).
2. Động tác đứng lại khi đang giậm chân
a) Khẩu lệnh: “ĐỨNG LẠI, ĐỨNG”; hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải.
b) Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Chân trái giậm thêm một nhịp;
- Cử động 2: Chân phải đưa về đặt sát chân trái, về tư thế đứng nghiêm.
3. Động tác đổi chân khi đang giậm chân
a) Khi đang giậm chân thấy mình đi sai với nhịp hô của người chỉ huy hoặc sai với nhịp của nhạc thì phải thực hiện động tác đổi chân.
b) Động tác: Chân phải giậm liền hai nhịp, sau đó giậm chân theo nhịp hô hoặc nhịp nhạc.
4. Động tác giậm chân chuyển thành đi đều
a) Khẩu lệnh: “ĐI ĐỀU, BƯỚC”; hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải;
b) Động tác: Chân trái bước lên chuyển thành đi đều.
5. Động tác đi đều chuyển thành giậm chân
a) Khẩu lệnh: “GIẬM CHÂN, GIẬM”; hô dự lệnh và động lệnh rơi vào chân phải;
b) Động tác: Chân trái bước lên một bước, chân phải bước lên chuyển thành giậm chân.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân, giậm chân chuyển thành đi đều, đi đều chuyển thành giậm chân khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA.
Trân trọng!
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |