Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
hời gian này, nhân dân hai nước Việt Nam, Lào hơn lúc nào hết, chỉ mong muốn được sống trong hòa bình, tiếp tục hợp tác, cùng nhau bảo vệ nền độc lập và xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, bất chấp nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, thực dân Pháp ngang nhiên gây chiến tranh hòng áp đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương.
Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành phố Sài Gòn, rồi mở rộng chiến tranh ra toàn bờ cõi Đông Dương. Trước nguy cơ tồn vong nền độc lập dân tộc của ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia, ngày 25-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương. Chỉ thị chủ trương: “Thống nhất mặt trận Việt- Miên- Lào chống Pháp xâm lược”.
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc của Đảng đã xác định những nét cơ bản về đường lối, chủ trương kháng chiến chống thực dân Pháp dựa trên cơ sở liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia. Theo tinh thần đó, quân và dân các địa phương vùng giáp ranh biên giới Việt Nam – Lào phối hợp đánh quân Pháp ở nhiều nơi. Hội Việt kiều cứu quốc ở các tỉnh, thành phố của Lào động viên, kêu gọi thanh niên tích cực gia nhập lực lượng Liên quân Lào- Việt.
Thành công đầu tiên của tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của Liên quân Lào- Việt trong năm đầu của cuộc kháng chiến là trận chiến đấu bảo vệ Thà Khẹc ngày 21-3-1946. Đây là trận đánh lớn nhất của Liên quân Lào – Việt kể từ ngày thành lập, đã nêu một tấm gương sáng ngời về lòng dũng cảm, một biểu tượng cao đẹp về tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa quân và dân hai nước Việt Nam – Lào.
Đáp ứng yêu cầu của cách mạng Lào, đầu năm 1947, nhiều tỉnh thuộc Chiến khu 4 (Việt Nam) cũng tổ chức Ban Biên chính để liên hệ, phối hợp và giúp đỡ các địa phương Lào kề cận đẩy mạnh đấu tranh. Đồng thời, lực lượng vũ trang các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị phối hợp chặt chẽ với bộ đội Lào tăng cường hoạt động gây cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở biên giới, tạo chỗ đứng chân để tuyên truyền, vận động nhân dân các bộ tộc Lào ủng hộ và tham gia kháng chiến.
Bằng mọi sự nỗ lực, các lực lượng vũ trang Việt – Lào đã từng bước tạo dựng được niềm tin trong nhân dân, xây dựng thêm nhiều cơ sở kháng chiến và mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp các tỉnh của Đông Lào.
Có thể nói, trong những năm 1945-1948, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đã từng bước được hình thành, phát triển và thu được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào gắn bó mật thiết hơn.
Vào đầu năm 1949, Hội nghị cán bộ lần thứ sáu Trung ương Đảng, quyết định “mở rộng mặt trận Lào - Miên”, trong đó nhấn mạnh yêu cầu mở rộng Mặt trận Kháng chiến Lào và Campuchia, củng cố các lực lượng Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở hai nước này, tăng cường thêm cán bộ, xây dựng và mở rộng các căn cứ ở Lào... Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về Mặt trận Lào – Miên, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam xác định nhiệm vụ hỗ trợ hai nước Lào, Campuchia giải phóng khỏi ách thực dân Pháp theo phương châm: vận động nhân dân và để cán bộ Lào,Campuchia tự đảm trách công việc; cán bộ Việt Nam chỉ làm cố vấn; thành lập quân giải phóng Lào. Theo tinh thần đó, Việt Nam đã cử nhiều cán bộ phối hợp với lực lượng kháng chiến Lào mở lớp huấn luyện quân sự và học tập chính trị.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, Đại hội Quốc dân Lào (Mặt trận Lào kháng chiến) họp từ ngày 13 đến ngày 15-8-1950, tại Tuyên Quang (Việt Nam) quyết định thành lập Chính phủ Kháng chiến Lào, lập Mặt trận dân tộc thống nhất Lào, tức Neo Lào Ítxala, do Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch kiêm Thủ tướng Chính phủ. Đại hội đã đề ra Cương lĩnh chính trị 12 điểm, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tăng cường đoàn kết quốc tế, trước hết là với Việt Nam và Campuchia, cùng nhau đánh đuổi kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
Như vậy, những năm 1945-1950, sự phối hợp, giúp đỡ, liên minh đoàn kết chiến đấu giữa Việt – Lào, Lào- Việt đã góp phần đưa lại những thắng lợi căn bản cho sự nghiệp cách mạng của hai nước, tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mối quan hệ liên minh, đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm tiếp theo của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp từ ngày 11 đến 19- 2-1951, tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình),huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang (
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |