Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

help làm câu 4 
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Bài tập 3. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên duoi:
"Nam quốc sơn hà Nam dể cu
Tiệt nhiên dịnh phận tại thiên thu
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hu..."
(Ngữ văn 7- tập 1)
Câu 1. Em hãy cho biết nhan đề chữ Hán của bài tho trên?
Câu 2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Câu 3. Bài thơ đưoc viết theo thể tho gi? Nêu đặc điểm của the tho đó?
Câu 4. Giải thích các yếu tố Hán Việt trong các từ sau: sơn hà, thiên thu.
Câu 5. Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là "Nam nhân cu" (nguười Nam
ở) mà lại nói "Nam đế cư" (vua Nam ở) thi em se giái thich nhu thế nào?
Câu 6. Theo em, vì sao bài thơ trên được mệnh danh là bài thơ thần? Việc
bài thơ duoc mệnh danh là bài thơ thần có ý nghĩa gi?
Câu 7. Viết một doạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về
bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
85
0
0
Quỳnh Chi
19/10/2021 21:59:39
+5đ tặng

Câu 1: Nam Quốc Sơn Hà.

Câu 2: Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất kể như sau: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

Câu 3: 

- Thơ trung đại Việt Nam:

  • Là những tác phẩm thơ ra đời vào thời kì trung đại
  • Thường được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm
  • Gồm nhiều thể thơ như: thơ đường luật (thất ngôn bát cú đường luật, thất ngôn tứ tuyệt đường luật, ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật...), song thất lục bát...

→ Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật

→ Đặc điểm thể thơ:

+ Bài thơ có tất cả 4 câu thơ (dòng thơ), mỗi câu thơ có 7 chữ.

+ Gieo vần:

  • Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc) - bài thơ Nam quốc sơn hà gieo vần theo cách này
  • Cách 2: Gieo vần chéo vào tiếng cuối các câu 1 - 3 (tiếng cuối các câu 2 - 4 phải là thanh trắc) hay các câu 2 - 4 (tiếng cuối các câu 1 - 3 phải là thanh trắc)
  • Cách 3: Gieo vần ôm tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Câu 4: 

Sơn: núi

Hà: sông

Thiên: trời

Thư: Sách

Câu 5: 

  • Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời).
  • Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao
  • Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

Như vậy, tác giả nói "Nam đế cư" để hàm ý rằng nước ta có chủ quyền lãnh thổ, là một quốc gia độc lập.

Câu 6: Đây  bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi  bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình. Theo truyền thuyết thì bài thơ này do thần linh đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077.

Ý nghĩa : + làm cho quân giặc sợ hãi , không còn hồn vía nào nữa

 +  quân ta thêm sức mạnh để đánh tan giặc ngoại xâm

Câu 7

Suốt chiều dài bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã không ít lần phải đối đầu với quân xâm lược bạo tàn hung hãn nhưng chưa một lần nào nhân dân ta khuất phục trước kẻ thù. Phải chăng, trong trái tim mỗi người đều thấu hiểu sâu sắc quyền và nghĩa vụ của bản thân đối với vùng lãnh thổ của cha ông bao đời. Chính bởi vì thế, có những tác phẩm viết ra từ máu tim của con dân Đại Việt để thể hiện sâu sắc ý thức dân tộc, khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Mà tiêu biểu là bài thơ: “Nam Quốc Sơn Hà” được cho là của Lý Thường Kiệt, đây cũng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Đọc những câu thơ, ta cảm thấy trong mình bao la là tự hào, tin tưởng lạ kì. Mới chỉ ở câu mở đầu, tác giả đã khẳng định:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở)

Một câu thơ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, tác giả đã khẳng định rằng nước Nam ta có tên, có vua mà một vùng lãnh thổ có vua thì tức là một quốc gia, hoàn toàn không phải là một nước chư hầu bé nhỏ vô danh. Bởi thế, vùng lãnh thổ này đã có chủ và quyền sở hữu của nó thuộc về “vị vua” trị vì đất nước bấy lâu nay. Muốn khẳng định đây không phải là lời nói suông, tác giả đưa ra dẫn chứng:

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Dùng từ “tiệt nhiên” có ý biểu thị một nội dung theo lẽ vô cùng tự nhiên, mà điều tự nhiên ấy lại là việc mà đã nói ở câu trên được sách trời ghi lại. Ta hiểu rằng ranh giới lãnh thổ ta đã được sách trời bao nhiêu đời nay định sẵn, sông núi nước Nam phải là của vua nước Nam, lãnh thổ nước Nam không ai có quyền xâm lấn, định đoạt ngoại trừ vị vua Nam trị vì.

Nếu hai câu đầu tiên, tác giả dùng để nói về sự hiển nhiên về quyền của vua, hay nhân dân nước Nam đối với sống núi nước mình thì hai câu sau, tác giả lại để dành cho quân thù:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,

Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

Việc nước Nam là của vua Nam đã rõ ràng “tại Thiên Thư”, chỉ khi công nhận điều này thì mới hợp lẽ, hợp thiên ý còn chống lại điều này chính là kháng ý, trái ý trời. Quân xâm lược phương Bắc đã ngang nhiên xâm lược bờ cõi còn nô bộc dân ta, gọi ta là nước chư hầu, không công nhận độc lập của ta cũng như muốn tước đoạt vùng lãnh thổ của ta, chúng chính là đã phạm tội lớn, làm trái thiên ý. Và như một hệ quả tất yếu của luật đất trời, đối với những việc làm trái ý trời thì sớm muộn chúng cũng thất bại. Chúng thất bại vì ta là chính nghĩa còn chính là phi nghĩa, thất bại bởi chúng là những quân xấu xa muốn chà đạp lên quyền sống, quyền tự do của nhân dân ta.

Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không quá kĩ thuật nhưng mang nhiều nội lực, không chỉ là liều thuốc tinh thần, cổ vũ quân và dân trong những đêm trường chiến đấu mà còn là những viên đạn vô hình làm hao mòn sức lực quân địch, góp một phần không nhỏ vào chiến thắng quân Tống sau này.

Không đồ sộ như “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng không đầy lí lẽ sắc bén như “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, “Nam Quốc Sơn Hà” vẫn tự hào xếp ngang hàng với những áng văn tuyên ngôn ấy khi lần đầu tiên nêu cao lá cờ chủ quyền dân tộc để khẳng định quyền làm chủ của nước Nam. Những câu thơ tuy không nhiều dụng công nhưng âm vang mãi trong lòng mỗi con dân nước Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Khánh Linhh
19/10/2021 23:30:34
+4đ tặng

1. Nam Quốc Sơn Hà
2. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
3. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần vào cuối câu 1,2,4
4. sơn hà: Sông núi
thiên thư: Đất trời
6. Vì bài thơ là lời khẳng định chủ quyền dân tộc, chủ quyền đất nước vaf sự quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Bài thơ được vang lên trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát trên sông Như Nguyệt. Năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta, vua Lí Nhân Tông sai LTK ra chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng bài thơ được cang lên vào trong đêm, quân lính và binh sĩ nghe thấy tưởng rằng thân linh đọc bài thơ đó. Tinh thần chiến đấu nâng cao, quân ta đứng lên đấu tranh quyets tâm bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền, độc lập tự do của dân tộc. Tương truyền bài thơ do LTK đọc 

Vote cho mình nhaa

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo