Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Quá trình phát triển của quân đội nhân dân việt nam trong kháng chiến chống thực dân pháp?

quá trình phát triển của quân đội nhân dân việt nam trong kháng chiến chống thực dân pháp?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
191
0
0
Hưng
20/10/2021 16:43:15
+5đ tặng

QĐND - 1. Ngay sau khi ra đời, Đảng ta đã chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT), thành lập quân đội công nông. Chánh cương vắn tắt năm 1930 của Đảng nêu rõ phải “Tổ chức ra quân đội công nông”. Trong thực tiễn các phong trào đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng từ 1930 đến 1945, các đội tự vệ, các đội du kích vũ trang bằng giáo mác, gậy gộc đã được tổ chức để chống khủng bố, chống sự đàn áp của kẻ thù, bảo vệ phong trào, thúc đẩy cách mạng tiến lên. Tháng 12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, đáp ứng trực tiếp nhu cầu đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám và bảo vệ chính quyền cách mạng sau khởi nghĩa thành công.

Sự ra đời và phát triển của LLVT nhân dân, của Quân đội nhân dân Việt Nam vừa tuân theo quy luật khách quan của lịch sử, mang tính tất yếu phổ biến, vừa mang đặc điểm, đặc thù dân tộc trong sự hòa quyện thống nhất giữa hai tính chất này, không tách rời. Tính phổ biến được biểu hiện cụ thể trong thực tiễn Việt Nam; tính đặc thù lại tuân theo những nguyên lý của tính phổ biến và làm phong phú thêm tính phổ biến, tăng lên sức sống lý luận Mác - Lê-nin về tính tất yếu tổ chức, xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản.

Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, một tổ chức vũ trang kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân và dân tộc, ra đời trước khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nhằm trực tiếp giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Trong điều kiện đó, nó còn đóng vai trò là lực lượng nòng cốt trong tư cách là một “tổ chức vũ lực” của “bà đỡ” cho “một xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới”. Ý nghĩa thực tiễn, vai trò cách mạng to lớn của quân đội kiểu mới thể hiện rất sâu sắc ở đó.

Quân đội nhân dân Việt Nam sau khi ra đời đã thể hiện rõ vai trò trong đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, được Đảng và nhân dân tin tưởng và yêu mến. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã hành quân ra trận và giành những chiến công quan trọng đầu tiên. Trận Phai Khắt ngày 25-12-1944 và trận Nà Ngần ngày 26-12-1944 đã mở đầu truyền thống chiến đấu anh dũng và vẻ vang của quân đội.

Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, Quân đội ta còn nhỏ bé, nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền, hỗ trợ lực lượng chính trị và vũ trang ở các địa phương, đẩy mạnh phong trào cách mạng; chiến đấu chống thực dân, phong kiến, làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành khởi nghĩa. Các đội viên của đội tỏa đi khắp các địa phương, tuyên truyền, vận động, tổ chức và huấn luyện hàng chục đội vũ trang ở địa phương, đây chính là lực lượng nòng cốt cho toàn dân trong khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa. Chưa đầy một năm sau khi thành lập, từ đội quân còn hết sức nhỏ bé với muôn vàn khó khăn, song với ý chí quyết chiến quyết thắng, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, Quân đội ta đã lớn mạnh, là lực lượng nòng cốt, tin cậy của Đảng và nhân dân, cùng toàn dân làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Cách mạng Tháng Tám là cuộc Tổng khởi nghĩa do Đảng ta lãnh đạo; trong đó, lực lượng chính trị quần chúng giữ vai trò chủ yếu, quyết định; LLVT và đấu tranh vũ trang giữ vai trò quan trọng và làm nòng cốt. Đảng ta nhận định: Nếu trước đó "không xây dựng LLVT và thành lập những khu căn cứ rộng lớn để làm chỗ dựa cho lực lượng chính trị và phong trào đấu tranh chính trị, và khi điều kiện đã chín muồi không mau lẹ phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang thì cách mạng cũng không thể mau chóng giành được thắng lợi” .

  1. Quân đội nhân dân Việt Nam, một quân đội còn non trẻ đã phải đương đầu với những đội quân xâm lược nhà nghề hùng mạnh. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa đánh giặc để bảo vệ độc lập dân tộc, vừa đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày, tích cực xây dựng chế độ mới- chế độ dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quân đội thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh một đội quân vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân phục vụ, dũng cảm, kiên cường, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng ngày càng thể hiện đậm nét và sinh động trong thực tiễn chiến đấu và xây dựng của Quân đội ta suốt cuộc trường chinh kháng chiến chống Pháp, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Nhà báo Pháp Giuyn Roa, bảy năm sau khi trở lại Điện Biên Phủ, đã kết luận: “Chúng ta (Pháp) thua trận này, nguồn gốc do đâu? Trước hết là do phẩm chất của những con người đã đương đầu với chúng ta” .

Trong thời kỳ 1954-1975, đất nước tạm thời chia làm hai miền, nhân dân ta tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền, nhưng là cuộc đấu tranh do một dân tộc, một quân đội tiến hành, do một Đảng lãnh đạo. Qua 21 năm đấu tranh anh dũng, kiên cường, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã trải qua các giai đoạn: 1954-1960, chuyển chiến lược đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ tiến lên đấu tranh chính trị với phong trào Đồng Khởi; giai đoạn 1961 đến giữa năm 1965, đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”; giai đoạn giữa năm 1965 đến năm 1968, đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”; giai đoạn 1969-1973, đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; giai đoạn 1973-1975, đánh bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Quân và dân miền Bắc, đặc biệt là quân dân thủ đô Hà Nội, lực lượng phòng không không quân Việt Nam, đã anh dũng chiến đấu, vượt qua mọi khó khăn ác liệt, làm nên Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972. Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là sự hội tụ đến đỉnh điểm quyết tâm của quân dân cả nước nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đại thắng mùa Xuân 1975 đã viết nên bản anh hùng ca chói lọi về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, chứng minh sự lớn mạnh và sức mạnh vô địch của LLVT nhân dân, của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại hội IV của Đảng khẳng định: “Đại hội nhiệt liệt biểu dương cán bộ, chiến sĩ các LLVT nhân dân anh hùng, suốt mấy chục năm ròng rã chiến đấu cực kỳ anh dũng, lập được những chiến công oanh liệt từ Điện Biên Phủ đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, làm rạng rỡ truyền thống vẻ vang của Quân đội ta, cùng với nhân dân viết nên bản anh hùng ca kỳ diệu của chiến tranh cách mạng Việt Nam”. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Quân đội ta là "quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng có tinh thần quyết chiến quyết thắng rất cao, xả thân vì nước, thông minh, sáng tạo”.

  1. Thời kỳ đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Quân đội ta đã tỏ rõ là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống. Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào việc nâng cao sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc, tăng thêm khả năng ngăn chặn và loại trừ nguy cơ chiến tranh, khả năng đối phó thắng lợi các tình huống chiến tranh nếu xảy ra; làm nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Sức mạnh của quân đội không chỉ thể hiện trên mặt trận đấu tranh vũ trang, mà còn thể hiện ngày càng quan trọng trên mặt trận đấu tranh phi vũ trang, phòng, chống “diễn biến hòa bình”, âm mưu "phi chính trị hóa" Quân đội ta của các thế lực thù địch và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong do tác động của “diễn biến hòa bình” và mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế.

Quân đội đã góp phần xứng đáng vào việc giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình và an ninh cho sự phát triển đất nước; làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước; tham gia có hiệu quả vào hợp tác quốc tế về quân sự, quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và an ninh đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Thực hiện chức năng đội quân sản xuất và công tác, quân đội đã tham gia có hiệu quả vào phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở chính trị-xã hội, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; tích cực, chủ động tham gia tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt với nhân dân.

  1. Trong tình hình mới, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) của Đảng nhận định: So với 10 năm trước, tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều thay đổi sâu sắc, có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Đông Nam Á trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt về thị trường và tài nguyên; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo diễn biến phức tạp. Đã xuất hiện một số loại hình chiến tranh kiểu mới, như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, sử dụng sức mạnh mềm thông qua các hoạt động kinh tế, ngoại giao, văn hóa kết hợp với "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ... hết sức nguy hiểm...  

Trong bối cảnh đó, Đảng ta khẳng định tiếp tục thực hiện những mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) đã đề ra; bổ sung, phát triển chiến lược bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình. Đồng thời, nhấn mạnh phải thực hiện tốt “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”; thực hiện cho bằng được “kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị-xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất” .

Trong tình hình mới, sức mạnh của Quân đội ta vẫn và phải là sức mạnh tổng hợp, song nội hàm của các yếu tố cấu thành sức mạnh có sự phát triển. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới quy định và đặt ra yêu cầu mới về sức chiến đấu của quân đội. Theo đó, sức mạnh tổng hợp, sức chiến đấu của Quân đội ta phải đáp ứng yêu cầu: Một là, có đủ khả năng giữ vững hòa bình, ổn định, làm thất bại mọi sự chống phá của các thế lực thù địch, kể cả “diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ, cũng như hoạt động gây hấn, xâm chiếm, xâm lấn độc lập, chủ quyền biên giới, biển, đảo, lãnh thổ của đất nước, ngăn ngừa mọi nguy cơ chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc từ xa. Hai là, có đủ khả năng giành thắng lợi trong mọi tình huống chiến tranh, kể cả trong điều kiện địch có sử dụng vũ khí công nghệ cao, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh. Thứ ba, tham gia có hiệu quả vào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở chính trị-xã hội, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Thứ tư, theo chức năng, nhiệm vụ, tham gia có hiệu quả vào hợp tác quốc tế về quân sự, quốc phòng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và an ninh đất nước.

Yêu cầu, nội hàm sức mạnh tổng hợp và sức chiến đấu đó đòi hỏi một cách gắt gao phải tiếp tục và thực hiện tốt hơn nữa sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để xây dựng các mặt khác và nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Đồng thời, hiện đại hóa quân đội cần được chú trọng và quan tâm đúng mức, phù hợp với đòi hỏi của tình hình, trên nền tảng tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Vấn đề quyết định đến sức mạnh tổng hợp và sức chiến đấu của Quân đội ta trong mọi giai đoạn xây dựng và trưởng thành, trong thời bình cũng như trong thời chiến, trong chống "diễn biến hòa bình", cũng như trong bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là phải bảo đảm và “Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân”. Phát huy bản chất và truyền thống của quân đội anh hùng, cán bộ, chiến sĩ quân đội phải ý thức sâu sắc, nỗ lực hoàn thành thắng lợi trọng trách lớn lao và thiêng liêng là bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo