Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lấy 3 ví dụ về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?

lấy 3 ví dụ về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.153
3
19
Ben
21/10/2021 19:59:09
+5đ tặng

1.Về khái niệm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày; trong đó người nói người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.

Ngôn ngữ viết là thứ ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.

2.Những đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

a. Ngôn ngữ nói

-Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu: Giọng nói có thể cao hay thấp, nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, liên tục hay ngắt quãng. Trong ngôn ngữ nói, ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin.

-Trong ngôn ngữ nói, ngoài sự kết hợp giữa âm thanh và giọng điệu còn có các phương tiện bổ trợ ngôn ngữ khác như: nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,… của-người nói.

-Từ ngữ trong ngôn ngữ nói được sử dụng khá đa dạng: có những lớp từ mang tính khẩu ngữ, có những từ ngữ địa phương, các tiếng lóng, các biệt ngữ, các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy,… Ngôn ngữ nói hay dùng những câu tỉnh lược (có khi lược chỉ còn có một từ) nhưng cũng có khi câu nói rườm rà, có nhiều yếu tô dư, hoặc lặp đi lặp lại (để nhấn mạnh hoặc để người nghe có điều kiện tiếp nhận, lĩnh hội, thấu đáo nội dung giao tiếp).

-Ngôn ngữ nói được sản sinh nhanh chóng, tức thời, không có sự gọt giũa, suy ngẫm hay lựa chọn.

b.Ngôn ngữ viết

-Ngôn ngữ viết được sản sinh một cách có chọn lọc, được suy nghĩ, nghiền ngẫm và gọt giũa kĩ càng.

-Trong ngôn ngữ viết, sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu và văn tự, của các hình ảnh minh hoạ, bảng biểu, sơ đồ..: giúp biểu hiện rõ thêm nội dung giao tiếp.

-Từ ngữ trong ngôn ngữ viết được lựa chọn, thay thế nên có điều kiện đạt được độ chính xác cao. Đồng thời khi viết, tuỳ tùng phong cách ngôn ngữ của văn bản mà người viết có sự lựa chọn hệ thống ngôn từ cho phù hợp.

-Trong văn bản viết, người ta thường tránh dùng các từ mang tính khẩu ngữ, các từ địa phương, tiếng lóng… về câu, ngôn ngữ viết thường dùng các câu dài, câu nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ nhờ các quan hệ từ và sự sắp xếp các thành phần phù hợp.

3.Ưu, nhược điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người nghe có thể phản hồi để người nói điều chỉnh, sửa đổi. Hoặc hai bên có thể trực tiếp giải quyết những thắc mắc để đi đến những thống nhất chung. Tuy nhiên, do giao tiếp bằng ngôn ngữ nói diễn ra tức thời, mau lẹ nên các phương tiện ngôn ngữ thường không được lựa chọn, gọt giũa kĩ càng. Trong khi đó, người nghe cũng phải tiếp nhận lĩnh hội nhanh nên cũng ít có điều kiện suy ngẫm và phân tích.

So với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được lựa chọn rất kĩ càng và chính xác. Trong khi đó, người đọc cũng có điều kiện đọc đi đọc lại, phân tích và nghiền ngẫm nội dung văn bản. Tuy nhiên, để giao tiếp được bằng ngôn ngữ viết thì cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tố chức văn bản. Đồng thời giao tiếp theo hình thức này thường nảy sinh những thắc mắc, nhưng những thắc mắc ấy lại không thể giải quyết được tức thì.

II.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1.Đặc điểm ngôn ngữ viết của đoạn trích trong bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

-Sử dụng một hệ thống các thuật ngữ của ngành ngôn ngữ học: vốn chữ, từ vựng, ngữ pháp, phong cách, thể văn,…

-Ba ý lớn được tách thành ba dòng để trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiếp nhận.

-Dùng các từ chỉ thứ tự (mội là, hai là, ba là…) để đánh dấu luận điểm và thứ tự trình bày.

-Dùng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ba chấm, dấu ngoặc đơn. dấu ngoặc kép.

-Có phần giải thích rõ ràng (nằm trong ngoặc) thể hiện rõ dụng ý của người viết về việc lựa chọn và thay thế các từ là thuật ngữ.

2.Đặc điểm của ngôn ngữ nói ở đoạn trích trong truyện Vợ nhặt:

-Các từ ngữ thường gặp trong lời ăn tiếng nói hàng ngày: mấy, có khối, nói khoác, sợ gì. đằng ấy, cười tít,…

-Miêu tả nhiều cử chỉ điệu bộ (kèm theo lời nói): đẩy vai, cười (nấc ne), cong cớn, ngoái cổ, ton ton chạy..

-Các từ hò gọi: kìa này, nhà tôi ơi, đằng ấy,…

-Các từ tình thái; có khối… đấy, đấy, sợ gì,…

Ngoài ra, trong đoạn trích các nhân vật tham gia đối thoại trực tiếp nên còn liên tục thay phiên đổi vai cho nhau.

3.a. Cần bỏ từ ”trong” (để câu có chủ ngữ) và từ “thì”; thay từ “hết ý” bằng từ “rất” (đẹp) hoặc “vô cùng’’,,..

Ví dụ: Thơ ca Việt Nam đã có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.

b.Thay từ “vống lên” bằng “quá mức thực tế” (hoặc từ “vống” bằng từ “quá”), thay “vô tội vạ” bằng “vô căn cứ”.

Ví dụ: Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không kiểm soát, họ sẵn sàng khái quá lên đến mức vô căn cứ.

c.Bỏ từ “sất”, thay từ “thì “ (từ thứ 2) bằng từ “đến”. Tuy nhiên câu này còn cần phải thay đổi cả nội dung vì câu tương đối tối nghĩa.

Ví dụ: Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc,  vịt, ngỗng,… đến cả ốc, tôm, cua…. chúng cũng không tha.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×