1,Cho hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch HCl dư thấy hiện tượng quan sát được gồm: A. Có khí không màu, mùi hắc thoát ra. B. Một phần chất rắn màu đỏ không tan và có khí không màu thoát ra. C. Chất rắn tan hoàn toàn, dung dịch chuyển sang màu xanh. D. Một phần chất rắn bị tan, dung dịch chuyển sang màu vàng nâu.
2, Hòa tan hết bột sắt vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng, dư thấy thu được sản phẩm: A. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu thoát ra. B. Dung dịch trong suốt và có khí mùi hắc thoát ra. C. Dung dịch chuyển sang màu vàng nâu và có khí mùi hắc thoát ra. D. Dung dịch chuyển sang màu vàng nâu, không có khí thoát ra.
Câu 3: Cho dãy chất: NaOH, NaHCO3, NaCl, Na2S. Số các chất tác dụng với dung dịch HCl tạo khí là A.1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Hòa tan hết Cu vào dung dịch X rồi hấp thụ toàn bộ kí thoát ra vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hai chất X và Y lần lượt là: A. H2SO4 đặc và Ba(OH)2. B. H2SO4 loãng và Ca(OH)2. C. H2SO4 đặc và KOH. D. HNO3 và Ba(OH)2.
Câu 5 Hòa tan hết một mẩu Ba tan vào dung dịch axit X rồi thêm tiếp axit Y thấy xuất hiện kết tủa màu trắng. Hai chất X và Y có công thức hóa học là: A. HCl và H2SO4. B. H2SO4 và H2CO3. C. HNO3 và H2S. D. HCl và H2CO3.
Câu 6: Cho bột nhôm dư vào 500 ml dung dịch HCl a M thấy thoát ra 6,72 lít khí. Giá trị của a là A. 0,6. B.1,2. C. 0,4. D. 0,3. Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất clorua vôi, vật liệu xây dựng. Công thức của X là a. KOH. b. NaOH. c. Ca(OH)2. d. Ba(OH)2.
Câu 7: Dung dịch NaOH phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? a. CuSO4; FeO; HCl. b. Ba; HCl; MgO. c. HNO3; FeCl2; Al2O3. d. Al2(SO4)3; Al; KCl
câu8 : Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch NaOH thì xuất hiện kết tủa màu a. vàng nhạt. b. trắng xanh. c. xanh lam. d. nâu đỏ. Câu 9: Chất vừa phản ứng được với dung dịch NaOH vừa phản ứng dung dịch HCl là a. Cu(NO3)2. b. CaCO3. c. Al2O3. d. MgO.
Câu 10: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch Ca(OH)2? a. BaCl2. b. H2SO4. c. HCl. d. Na2CO3. Câu 11: Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây? a. KNO3 và Ba(NO3)2 b. KNO3 và Cu(NO3)2 c. KNO3 và HNO3 d. KNO3 và K2SO4
Câu 12: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch? a. Ba(OH)2 và H2SO4. b. Ba(OH)2 và Na2CO3. c. KOH và Na2CO3. d. KOH và H2SO4.
Câu 13: Chất X vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch HCl. Công thức hóa học của X là a. MgCl2. b. NaHCO3. c. BaCO3. d. KNO3
. 14 Có các loại phân bón hóa học có công thức sau: CO(NH2)2, KCl, NH4NO3, (NH4)2HPO4, Ca(H2PO4)2, K2SO4, KNO3. Dãy các công thức hóa học của phân bón đơn là A. CO(NH2)2, KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, KNO3. B. CO(NH2)2, K2SO4, NH4NO3, (NH4)2HPO4, Ca(H2PO4)2. C. CO(NH2)2, KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, K2SO4. D. CO(NH2)2, KCl, NH4NO3, (NH4)2HPO4,KNO3
câu15 : Dãy các muối đều phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2¬ là A. Na2CO3 và CaCO3. C. NaHCO3 và MgCO3. B. Na2CO3 và K2SO4. D. NaNO3 và K2SO4
câu16 Cặp chất nào sau đây tồn tại trong một dung dịch (không có xảy ra phản ứng với nhau)? A. NaOH và Mg(OH)2 B. KOH và Na2CO3 C. Ba(OH)2 và Na2SO4 D. Na3PO4 và Ca(OH)2
0 trả lời
919