Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích các câu thơ cuối của văn bản ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

phân tích các câu thơ cuối của văn bản ca dao than thân yêu thương tình nghĩa
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
182
0
0
Khang
22/10/2021 19:48:35
+5đ tặng

Trong kho tàng ca dao truyền thống của Việt Nam ta có một bộ phận chiếm tỉ lệ lớn chủ đề về than thân của người phụ nữ. Đó là một mảng ca dao hay và giàu ý nghĩa xã hội nhất, các câu mở đầu thường là “Thân em…”, “Em như…”, nghe qua có vẻ giống nhau nhưng khi tìm hiểu thật kĩ chúng ta mới thấy mỗi câu mỗi bài đều có nét riêng cả về nội dung lẫn nghệ thuật.

Bài ca dao đầu tiên là niềm băn khoăn của một người con gái mới lớn khi bước vào tuổi lấy chồng:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hình ảnh tấm lụa đào chính là hiện thân cho vẻ đẹp nhan sắc, tuổi xuân phơi phới của người con gái đến tuổi dậy thì, người con gái đã ý thức rất rõ về giá trị của mình. Tuy nhiên tấm lụa đào ấy lại không phải được cất trong rương báu hay vắt trong nhà mà đang được đem bán giữa chợ. Trong thời buổi hôn nhân không được tự do, phụ thuộc cha mẹ gả bán và mai mối đưa đường nên người con gái cảm giác mình đang ở giữa chợ, băn khoăn và sợ rằng không biết chủ của mình sẽ là người như thế nào chứ không phải sợ ế, sợ rẻ.

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Không tin bóc vỏ mà xem

Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”

Trong bài ca dao này, người con gái lại có tâm trạng lo lắng cho thân phận mình. Dù cô biết rằng phẩm chất của mình thơm ngọt, thảo bùi nhưng vì vẻ ngoài của cô không được hấp dẫn cho lắm nên cô đành phải tự giới thiệu, chào mời và hứa hẹn về phẩm chất của mình. Người con gái muốn được công nhận giá trị của mình nhưng vẫn đầy tự ti, lời mời mọc ấy còn đầy ngượng ngùng.

“Trèo lên cây khế nửa ngày…

Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”

Bài thơ trên nói về người con gái đã có người yêu, hai người đã tương xứng hợp nhau như mặt trăng mặt trời, sao Mai với sao Hôm. Nhưng người con trai dường như có sự thay lòng đổi dạ, trong khi đó người con gái kiên định một lòng chờ mong. Tiếp theo đó là bài “Khăn thương nhớ ai”, đã nói lên nỗi lòng tương tư thương nhớ bạn tình qua hình ảnh chiếc khăn, ngọn đèn và đôi mắt. Chữ thương chữ nhớ trong ca dao nói chung và trong bài ca dao này nó riêng luôn có những nét mới, dù có lặp đi lặp lại những vẫn không thấy giống nhau. Bài ca dao này cũng có nội dung và nghệ thuật không giống với bất kì bài ca dao nào khác, “thương” và “nhớ” kết hợp với nhau, điệp đi điệp lại mà nghe hoài không chán. Khi người ta đang yêu, mọi vật xung quanh dường như cũng trở nên thân thương và thổn thức cả.

“Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

Chiếc cầu này chỉ có trong tưởng tượng mà thôi, trong những ước vọng thầm kín giữa hai người yêu nhau, đó là chiếc cầu tình yêu, tình yêu luôn mới mẻ và đầy sáng tạo, nó tạo ra một cây cầu kì diệu. Rồi hình ảnh gừng cay – muối mặn biểu tượng cho tình nghĩa sắt son trước những đắng cay của cuộc đời, “ba vạn sáu nghìn ngày” cũng ý nói sống với nhau cho tới đầu bạc răng long, yêu nhau từng ngày.

Mảng ca dao thân thân yêu thương tình nghĩa đã nuôi dưỡng cho ta những tình cảm sâu sắc đẹp đẽ, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời kho tàng nghệ thuật ngôn từ độc đáo đã kích thích lòng yêu mến và sự sáng tạo của chúng ta.



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo