Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trùng kiết lị và trùng sốt rét có hại đến sức khoẻ con người như thế nào?

Trùng kiết lị và trùng sốt rét có hại đến sức khoẻ con người như thế nào?
Moọi người giúp mình hoàn thành bài sớm nha, thanks
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
295
0
0
Huong Nguyen
23/10/2021 13:09:53
+5đ tặng

Trùng kiết lị : chúng ký sinh ở thành ruột con người và hủy hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm cho con người.

Trùng sốt rét : kí sinh trong máu người. vì chu trình sinh sản các cá thể đồng loạt như nhau, nên sau khi sinh sản, chúng cùng lúc phá vỡ hàng tỉ hồng cầu gây cho bệnh nhân hội chứng " lên cơn sốt rét ". trùng sốt rét cách nhật có chu kì sinh sản là 24h 

Trong cơ thể muỗi Anôphen, trùng sốt rét sinh sản hữu tính, vừa làm tăng sức sống để trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho người

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hưng
23/10/2021 15:55:19
+4đ tặng
Trùng kiết lị và trùng sốt rét nguy hiểm thế nào?

Trùng kiết lị (Entamoeba histolytica) giống trùng biến hình, chỉ khác là chân giả rất ngắn và sinh sản nhanh hơn.Ở môi trường tự nhiên, bào xác có thể tồn tại được 9 tháng, nó cũng có thể bám vào cơ thể ruồi hoặc nhặng để truyền qua thức ăn gây bệnh cho nhiều người. Đến đường ruột, trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh.Bệnh nhân đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Đó là triệu chứng bệnh kiết lị.

Trùng kiết lị

Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu tại đó, gây ra chảy máu Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

Chúng ký sinh ở thành ruột con người và hủy hoại hồng cầu gây bệnh nguy hiểm cho con người.

Triệu chứng của bệnh, đó là:
Bệnh lị a-mip ruột thường gặp nhất, xảy ra do trùng kiết lị vào ruột vào nuốt hồng cầu ở đó. Bệnh nhân đau bụng vặt, hay đi ngoài cho phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi. Nếu điều trị không đúng, bệnh dễ tái phát và gây apxe gan
Bệnh lị a-mip gan biểu hiện ở dạng viêm gan dẫn đến gan hóa mủ. Dấu hiệu của bệnh là gan to sốt cao, nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều. Gan hóa mủ có thể gây tràn mủ màng phổi và gây áp-xe phổi.
Cách phòng ngừa:
 

- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

Trùng sốt rét

Khi muỗi cái Anopheles spp đốt người có bệnh sốt rét các thể ký sinh trùng sốt rét trong máu sẽ được hút vào dạ dày của muỗi, nhưng chỉ có các thể giao bào là tiếp tục phát triển được. Vài phút sau khi vào dạ dày muỗi, có hiện tượng thoát roi (exflagellation) ở giao bào đực để cho ra 4 – 8 tiểu giao tử (microgamete), trong khi giao bào cái trở thành đại giao tử (macrogamete). Quá trình phát triển từ giao bào cho ra tiểu giao tử và đại giao tử hoàn thành trong vòng 20 phút trong dạ dày muỗi. Một tiểu giao tử sẽ xâm nhập vào một đại giao tử và một hợp tử (zygote) được hình thành (trứng thụ tinh).
 

Trong vòng 18 – 24 giờ trứng này sẽ trở thành một trứng di động (ookinete), đi xuyên qua vách dạ dày muỗi và phát triển thành một trứng nang (oocyst) nằm ở mặt ngoài và dưới lớp màng bao dạ dày có kích thước từ 40 – 55 µm. Trứng nang phát triển thành nang thoa trùng (sporocyst), chứa hàng ngàn thoa trùng (sporozoit) trong đó. Nang thoa trùng sẽ vỡ ra, các thoa trùng tự do sẽ hướng về tuyến nước bọt của muỗi và tập trung trong tuyến nước bọt. Khi muỗi đốt người, thoa trùng sẽ theo nước bọt mà xâm nhập vào cơ thể người để tiếp tục chu kỳ phát triển trong người. Người ta đã ước tính là mỗi lần muỗi đốt có khoảng ít hơn 100 thoa trùng xâm nhập vào người.

Thời gian ký sinh trùng phát triển trong muỗi lâu khoảng 1 – 2 tuần, tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Nhiệt độ môi trường bên ngoài càng cao thì thời gian ký sinh trung phát triển trong muỗi càng ngắn. Nhiệt độ bên ngoài thấp hơn 16◦C thì Plasmodium vivax sẽ không phát triển trong muỗi (18◦C đối với Plasmodium falciparum), cũng như nếu nhiệt độ cao quá 45◦C thì ký sinh trùng sẽ ngưng phát triển.

Trên đây là những chia sẻ về những tác hại mà trùng kiết lị và trùng sốt rét gây ra với sức khỏe con người. Các bạn hãy chú ý giữ gìn sức khỏe và có chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh hai loại trùng nguy hiểm này.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×