Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nếu đem chia di tích cho diện tích vùng nội đô cũ này thì mật độ di tích có thể cao nhất nước. Hiện nay, một số nước trên thế giới trong đó có Nhật Bản đã đặt ra vấn đề công nhận cả một thành phố là di sản văn hóa (DSVH). Và khi vấn đề công nhận được đặt ra thì cơ chế, chính sách (trong đó có công tác quy hoạch) cho cả một di sản phức hợp khổng lồ như thế sẽ ra sao?
Ðây sẽ là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách của Hà Nội về một sự nhìn xa trông rộng.
Chỉ cần nhìn từ góc độ kinh tế du lịch thôi thì có thể hình dung: các thương gia, các chính khách và người nước ngoài nói chung đến Hà Nội sẽ có một niềm vui, niềm háo hức lớn như thế nào khi họ biết có một Hà Nội cũ với tất cả những bản sắc riêng chứa đựng trong một bề sâu lịch sử trên 1000 năm đang hiện ra trước mắt họ, trong tầm tay của họ...
Du lịch bao giờ cũng đem lại những lợi ích kép, những lợi ích hướng tới sự phát triển bền vững vì nó bao hàm một cách chặt chẽ cả kinh tế và văn hóa.
Ở trung tâm của khu vực Hà Nội cũ chúng ta lại có một Hoàng Thành với nhiều tầng, lớp văn hóa mà sau đợt khai quật lớn vừa qua đã đứng trước một hiện thực là: Rất có thể Hà Nội sẽ có một DSVH thế giới.
Vậy thì sự hình dung và chuẩn bị để khoanh vùng, làm sống dậy một trầm tích từ cỡ 1000 năm trước lùi về cách đây 100 năm sẽ như thế nào? Chắc chắn là cả một khối lượng công việc rất to lớn rất khó khăn mà nếu thiếu quyết tâm, thiếu một tầm nhìn xa của thành phố, của các bộ, ngành liên quan và của cả dân chúng đang sinh sống trong khu vực Hoàng Thành sẽ không thể nào có được một Di sản thế giới với biết bao lợi ích văn hóa và kinh tế. Thậm chí, ngay cả khi Hoàng Thành đã là DSVH thế giới rồi thì vấn đề quy hoạch cho di sản này vẫn cần một quyết tâm chiến lược lớn mà riêng Hà Nội thôi thì không thể làm được.
Chẳng hạn, chỉ riêng việc xác định phạm vi của Hoàng Thành (phạm vi di sản) thôi, đã là cả một vấn đề rất lớn liên quan nhiều loại lợi ích của các cơ quan, cá nhân cần phải xử lý một cách thỏa đáng.
Ðể tiến tới hoạch định cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi cho việc bảo vệ, phát huy DSVH Hà Nội, điều cần thiết trước hết là làm thật tốt, thật công phu, tỉ mỉ việc thống kê khoa học hiện trạng các DSVH.
Ðược biết rất nhiều các di tích quan trọng ở Hà Nội (và là của cả nước) đã không làm được sơ đồ phạm vi gốc (tất nhiên là trong ý nghĩa tương đối) của di tích, cho nên việc chống tình trạng lấn chiếm như hiện nay là rất khó khăn. Phải chỉ ra được đâu là hiện trạng trước khi bị lấn chiếm và đâu là hiện trạng sau khi bị lấn chiếm.
Việc hoàn chỉnh hồ sơ khoa học chi tiết (cố gắng tìm về gốc) cho từng DSVH còn quan trọng ở chỗ: Nếu hôm nay chúng ta chưa có khả năng làm được thì con cháu chúng ta sau này sẽ có căn cứ pháp lý và khoa học nằm trong các hồ sơ ấy để tiếp tục làm.
Về vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo cách làm rất hiệu quả của một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, v.v. Hồ sơ khoa học của một số di tích Hà Nội đã được lập hiện nay, chưa đáp ứng được những yêu cầu đó.
Một trong những cái lõi của bảo vệ, phát huy DSVH phi vật thể của mọi thời đại là đánh giá đúng mức và tôn vinh các nghệ nhân dân gian. Ðiều 26 Luật DSVH của Việt Nam đã ghi nhận điều đó. Gần đây Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) cũng ghi nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân. Ðặc biệt UNESCO gọi các nghệ nhân là "Báu vật nhân văn sống".
Hà Nội có thể làm gương trong việc đề ra chính sách đặt tên các nghệ nhân tiêu biểu, các ông tổ, bà tổ, các ngành nghề thủ công truyền thống cho các đường phố đang được xây dựng ngày càng nhiều ở thủ đô. Lẽ nào một nghệ nhân ca trù lừng danh như Quách Thị Hồ lại không thể sánh vai cùng một Ðào Tấn, để tôn vinh một cách toàn diện nền văn hiến nước nhà?
Nếu Hà Nội làm được như vậy thì tin là cả nước sẽ cũng làm như vậy. Khi đó tác dụng của việc làm này sẽ rất lớn để duy trì tâm thức, ý thức bảo tồn và phát huy DSVH dân tộc trong cả lãnh đạo và người dân. Hiệu quả tuyên truyền là rất lớn khi gắn một tấm biển đồng hay một tấm bia đá ghi vào đó danh xưng của nghệ nhân cùng đôi dòng văn tự ghi nhận công lao của họ đối với quê hương và đất nước.
Hy vọng Hà Nội nêu gương tốt cho cả nước trong việc tôn vinh DSVH dân tộc, nhất là khi dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long đã cận kề.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |