Trong bài thơ cái trống trường em tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
Tác giả ví cái trống như 1 con người( bạn) bình thường cũng có niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Nếu như ở khổ thơ 1, 2 "bạn" trống được nghỉ hè sau 9 tháng học sinh học tập, tác giả hỏi "bạn" trống: Buồn không hả trống/Trong những ngày hè/ Bọn mình đi vắng/ Chỉ còn tiếng ve?. Thì ở khổ 3 , 4 "bạn " trống vẫn còn nằm im trên giá đấy, nhưng khi gặp lại bạn thì lại vui mừng hớn hở, như vẫy gọi bạn vào năm học mới.
Việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài thơ Cái trống trường em giúp cho chúng ta tình cảm thân thiết và quý mến caia trống của bạn nhỏ. Cái trống không còn là vật dụng chỉ dùng để báo hiệu thời gian ra vào lớp mà còn là người bạn, người đồng hành trong suốt những năm tháng học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Nó cũng biết buồn khi xa bạn và sẽ vui khi gặp lại bạn mình.