- Làm rãnh và hệ thống tiêu nước trên vườn. Đối với vùng đồi núi độ dốc cao phải làm ruộng bậc thang.
- Đốn bỏ những cây không thích hợp, phục tráng lại những cây có khả năng phát triển
- Cắt tỉa tạo hình và cắt tỉa quả cho các cây trên vườn nhằm điều chỉnh khoảng cách và phân bố không gian tạo ra các cành có lợi cho việc ra hoa và kết quả.
- Trồng dặm các cây mới trong vườn để đảm bảo mật độ sử dụng hợp lý đất đai và không gian của vườn cây.
- Ghép cải tạo và ghép phục hồi các cây trên vườn nhằm thay đổi giống, phục hồi cây sinh trưởng yếu cằn cỗi trong vườn.
- Tiến hành các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong việc thâm canh nhằm nâng cao năng suất phẩm chất quả như: Tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh điều chỉnh ra hoa tăng tỷ lệ đậu quả, bao quả để giữ quả cho tươi đẹp.
- Tuỳ theo mỗi loại giống cây ăn quả mà biện pháp ký thuật tiến hành khác nhau.
* Đối với cây đã xác định cho là ngon, năng suất cao cần được giữ lại và tiến hành các bước cải tạo như sau:
- Cắt tỉa cành hàng năm: Cắt bớt cành trong tán, cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành tăm. Việc cắt tỉa phải được tiến hành sau khi thu hoạch quả hàng năm. Cắt tỉa hàng năm sẽ tạo dáng cho cây, tán cây có hình mâm xôi đều về 4 hướng.
- Bón phân: Sau khi cắt tỉa xong phải tiến hành bón phân ngay, bón phân xung quanh tán cây. Dưới hình chiếu của tán, dùng cuốc, xẻng đào sâu khoảng 20 – 25 cm, rộng 25 – 30 cm xung quanh tán. Sau đó dùng phân chuồng hoai mục (khoảng 25 – 30 kg/cây) trộn lẫn với phân hỗn hợp NPK (0,5 – 1 kg/cây) bón đều vào rãnh đã đào, lấp kín đất. Có thể dùng phân pha loãng, phân vi sinh tưới trực tiếp vào rãnh xung quanh tán cây.
* Đối với những cây có quả nhưng chất lượng kém hoặc không ra quả:
Loại cây này cần được cải tạo, thay thế bằng các giống khác có phẩm chất ngon, năng suất ổn định. Phương pháp cải tạo là:
- Chặt bỏ cây cũ, vệ sinh vườn và trồng lại giống mới có phẩm chất ngon, năng suất ổn định, được thị trường chấp nhận.
- Ghép cải tạo giống mới lên trên giống cũ theo phương pháp ghép nối cành hoặc cưa đốn thấp cây cách mặt đất khoảng 0,8 m – 1 m tùy từng loại cây, để cho gốc cây bật mầm mới, chăm sóc mầm cho tới khi đủ điều kiện ghép cải tạo. Dùng cành ghép từ những cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, có năng suất ổn định, phẩm chất tốt để ghép lên những cây cải tạo. Sau khi đốn, ghép cải tạo phải chú ý đến bổ sung dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh cho cây. Ngoài việc bón phân qua rễ hàng năm, cần bón bổ sung dinh dưỡng qua lá bằng các loại phân như Atonik, Komic… theo hướng dẫn ghi trên nhãn sản phẩm. Phương pháp này thường đem lại hiệu quả cao, cây sớm cho quả hơn so với trồng mới
* Đối với những cây già cỗi không có khả năng phục hồi, không còn khả năng cho quả thì nên chặt bỏ, đào hết rễ của cây cũ, cải tạo đất, có thể dùng vôi bột để xử lý mầm bệnh có từ rễ cây cũ, phơi đất khoảng 20 – 25 ngày sau đó đào hố trồng cây mới.