Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảnh ngộ đáng thương của Nguyệt Nga trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"

Câu 3: Nêu cảnh ngộ đáng thương của Nguyệt Nga trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
692
2
0
+5đ tặng

Cảnh ngộ đáng thương của Nguyệt Nga: Nàng nghe lời cha gả đi. Nhưng trên đường gặp phải bọn cướp-> ảnh hưởng đến tính mạng và danh tiết của nàng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đinh Đinh
24/10/2021 18:39:10
+4đ tặng

nàng là một người con gái có nề nếp gia giáo, và có học thức. Nguyệt Nga có một xuất thân quyền quý, là tiểu thư khuê các con quan tri phủ Hà Khê, xong nàng lại là người rất giản dị, chân thành, không khoa trương, kênh kiệu đài các. Điều đó bộc lộ ở lời giới thiệu của nàng rất đầy đủ, nhưng vẫn chứng tỏ được sự ngưỡng mộ của mình dành cho Lục Vân Tiên. Lối xưng hô "quân tử-tiện thiếp" và hành động "lạy-thưa" cho thấy sự khiêm nhường, lòng biết ơn rất đỗi chân thành của nàng. Tổng kết lại, Kiều Nguyệt Nga là người con gái thông minh, mực thước và hiểu lễ nghĩa trong lời ăn tiếng nói. Từ câu nói "Làm con đâu dám cãi cha/Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành" cho thấy Nguyệt Nga là người sống đúng với khuôn phép gia đình, với lễ giáo phong kiến. Vượt ngàn dặm từ Tây Xuyên đến Hà Khê để định bề nghi gia nghi thất, không quản khó khăn, mệt nhọc, không quản thân gái dặm trường, thể hiện tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Từ đó để lại một ấn tượng tốt đẹp về một người con gái thùy mị, nết na, thông minh, sắc sảo có học thức.

Bên cạnh những vẻ đẹp trên thì Kiều Nguyệt Nga còn gây ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, bởi tấm lòng ân nghĩa thủy chung. Dẫu rằng nàng có ý thức rất rõ về lễ giáo nam nữ hữu biệt và hoàn cảnh của mình, thế nhưng đứng trước ân nhân cứu mạng thì nàng vẫn sẵn sàng xuống xe để cảm tạ Lục Vân Tiên, phản ánh tấm lòng biết ơn sâu sắc của nàng. Ngay sau khi bị Vân Tiên ngăn cản không cho xuống xe, thì xuất phát từ tấm lòng áy náy của mình, Nguyệt Nga đã cất lời ca ngợi công lao của Lục Vân Tiên, trước hết là ơn cứu mạng, thứ hai lớn hơn và khiến nàng biết ơn hơn cả ấy là nhờ Vân Tiên mà nàng đã bảo toàn được danh tiết được ngụ ý trong câu "Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi", từ đó nó đã trở thành một ân nghĩa không thể không báo đáp. Thế nên nàng đã cất lời mời Lục Vân Tiên về Hà Khê để cha mình đền ơn, cho thấy lối sống, ân nghĩa, thủy chung có trước có sau của Kiều Nguyệt Nga. Và đáng quý hơn cả chính là sự ý thức của nàng về việc không có bạc vàng nào có thể sánh được với công ơn của Lục Vân Tiên, từ đó cho thấy Nguyệt Nga là người coi trọng tình nghĩa, xem tình nghĩa là vô giá. Qua đoạn trích, có thể thấy rằng Kiều Nguyệt Nga chính là kết tinh cho vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống bởi nàng không chỉ gia giáo nết na, có học thức mà còn rất đằm thắm nghĩa tình.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×