Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI
Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, sau khi được xác lập ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, chủ nghĩa tư bản đã chuyển dần sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Những mâu thuẫn mới của thời đại bộc lộ ngày càng phức tạp, gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản và mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản các nước. Cuộc chiến tranh Pháp – Đức (1870) là điều kiện, tiền đề cơ bản làm cho nước Pháp trở thành nơi diễn ra sự kiện lịch sử chấn động châu Âu và thế giới – cuộc khởi nghĩa ngày 18-3 và sự ra đời Công xã Pari 1871.
Trong chiến tranh Pháp – Đức, quân Pháp liên tiếp thua trận. Cuộc đấu tranh tự vệ của quân Đức đã nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh xâm lược. Chính phủ tư sản Pháp đứng đầu là Chie không những không chống lại quân xâm lược Đức mà còn cắt cho Đức hai tỉnh Andátxơ và Lôren, chịu bồi thường 5.000 triệu phrăng, mở đường cho quân Đức tiến vào chiếm đóng Pari. Công nhân và nhân dân Pari yêu nước, dũng cảm đã tự vũ trang và tổ chức lực lượng bảo vệ thủ đô. Chính phủ Chie phản động đã ra lệnh tước vũ khí của công nhân, giải giáp các tuyến phòng thủ. Điều đó làm nhân dân căm phẫn vùng dậy tiến hành khởi nghĩa vũ trang vào ngày 18-3-1871. Với khí phách “xông lên chọc trời” của công nhân và nhân dân Pari, Chính phủ Chie hoảng sợ tháo chạy về Vecxai; công nhân và nhân dân nhanh chóng làm chủ tòa thị chính và các công sở Pari. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, bộ máy thống trị của giai cấp tư sản bị lật đổ, chính quyền ở Pari chuyển về tay Ủy ban Trung ương Vệ quốc do công nhân và thợ thủ công bầu ra. Ngay sau đó, với thành công của cuộc bầu cử dân chủ theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu được tổ chức vào ngày ngày 26-3-1871, Hội đồng Công xã được xác lập và hoạt động ở Pari (Công xã Pari).
Hội đồng Công xã là cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồm những đại biểu của nhân dân lao động, trong đó công nhân giữ vai trò nòng cốt. Các ủy viên Công xã có thể bị bãi miễn nếu không còn uy tín hoặc không còn khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng Công xã ban bố nhiều sắc luật mới và tổ chức ra các Ủy ban(1) để thi hành các sắc luật đó. Công xã Pari xóa bỏ quân đội thường trực, lấy nhân dân vũ trang thay thế. Công xã thủ tiêu bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ gìn an ninh trật tự trong thành phố do công nhân vũ trang đảm nhiệm. Công xã đề ra và thi hành nhiều biện pháp để bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện để giai cấp công nhân và nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội như: xóa bỏ chế độ đặc quyền của các viên chức nhà nước; quy định quyền bầu cử, ứng cử; tách nhà thờ khỏi các hoạt động của nhà nước; thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí; giao công nhân quản lý các xí nghiệp và công xưởng mà giới chủ đã bỏ trốn; quy định giá bán bánh mì, tiền lương tối thiểu; vạch kế hoạch xây dựng nhà trẻ, vườn trẻ cho con em công nhân… Công xã đồng thời thực hiện các biện pháp chuyên chính đối với các thành phần bóc lột và chống đối cách mạng như: thành lập các tòa án đặc biệt để xử bọn phản cách mạng, đóng cửa báo chí phản động, cấm cúp lương, cấm làm đêm trong các xưởng bánh(2) …
Với những nguyên tắc và đặc điểm như vậy, Công xã Pari thể hiện sinh động là một nhà nước kiểu mới, một nền dân chủ kiểu mới – nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rốt cuộc đã được thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sáng tạo ra. Khi tổng kết kinh nghiệm của Công xã Pari, C.Mác viết: “Về thực chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế”(3).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |