LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn tự sự Bức tranh của em gái tôi

viết văn tự sự Bức tranh của em gái tôi
 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
90
1
0
Đại Phạm
25/10/2021 09:51:14
+5đ tặng

Em gái tôi rất hay lục lọi các đồ vật với sự thích thú đến khó chịu. Vì vậy mà cả nhà gọi nó là Mèo mặc dù tên chính của nó là Kiều Phương.

Một hôm tôi bắt gặp nó cạo trắng các đít xoong chảo để nhào thành một thứ bột đen xì. Rồi một hôm chú Tiến Lê đến chơi đưa theo con gái tên Quỳnh. Chính bé Quỳnh đã giúp chú Tiến Lê nhận ra tài năng vẽ tranh của Mèo. Và chính chú Tiến Lê đã giúp cả nhà nhận ra "thiên tài hội họa" của Mèo. Chú hứa sẽ giúp Mèo phát huy tài năng. Bố mẹ tôi mừng lắm. Chỉ có riêng tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài, mặc dù mọi chuyện vẫn y như cũ. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

Tôi đã làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ trong ngôi nhà đều được Mèo đưa vào tranh. Nó vẽ bằng những nét to tướng nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Còn mèo văn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.

Rồi cả nhà vui như tết - trừ tôi - khi Mèo được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế qua giới thiệu của chú Lê.

Và một tuần sau tin vui đến: bức tranh của Mèo được trao giải nhất. Mèo lao vào vòng tay dang sẵn của bố và mẹ. Mèo ôm cổ tôi nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế Mèo đã kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".

Những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì...

Mẹ tôi hỏi tôi đã nhận ra người trong bức tranh chưa. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được với mẹ tôi sẽ nói rằng: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
25/10/2021 13:30:56
+4đ tặng

Một trong những tác phẩm khá tiêu biểu khi viết về tình cảm gia đình đó là truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh.

Truyện xoay quanh hai nhân vật: người anh và cô em gái - Kiều Phương, một cô bé có tài năng hội hoạ. Kiều Phương cũng giống như biết bao đứa trẻ cùng tuổi khác là một cô bé nghịch ngợm, và đối với người anh trai đó là một chuyện rất bình thường và gọi em gái là Mèo. Nhưng đến khi chú Tiến Lê - một họa sĩ, là bạn thân của bố Kiều Phương phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Mọi người trong gia đình đi từ ngạc nhiên, đến bất ngờ, rồi đổ dồn mọi sự chú ý đến người em. Điều đó khiến người anh bỗng cảm thấy tự ti, mặc cảm vì mình không có bất cứ một tài năng nào cả. Thậm chí, người anh còn cảm thấy ghen ghét, đố kỵ với em gái mình.

Chỉ đến khi được nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất của Kiều Phương, người anh đã đi từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và sau cùng là xấu hổ. Kiều Phương đã vẽ anh trai mình. Tác giả đã thật tinh tế khi miêu tả: “Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa” để từ đó bộc lộ tâm trạng của người anh. Cậu “giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”. Người anh đã tự hỏi chính mình rằng: “Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?”. Và cũng chính nhờ bức tranh mà người anh đã nhận ra được lỗi lầm của mình.

Truyện được kể lại theo ngôi thứ nhất, với điểm nhìn của người anh. Lối kể hồn nhiên này đã góp phần tạo độ tin cậy và tính chân thực cho người đọc. Đặc biệt trong truyện tác giả đã miêu tả rất tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật. Người đọc như được hóa thân thành nhân vật qua từng câu chữ của tác giả. Ngôn ngữ trong truyện hết sức tự nhiên, góp phần bộc lộ được tình cảm của các nhân vật.

Như vậy, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một câu chuyện đầy ý nghĩa về tình cảm anh em. Tác phẩm đã thể hiện được những nét phong cách riêng của nhà văn Tạ Duy Anh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư