Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu theo cách lập luận Tổng - phân - hợp để làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí

Dựa vào 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng chí, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu theo cách lập luận Tổng - phân - hợp để làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí, trong đoạn văn có sử dụng thán từ (gạch chân, chú thích). ko chép trên mạng nha
1 trả lời
Hỏi chi tiết
579
1
0
Nguyễn Hà Thương
25/10/2021 17:02:05
+5đ tặng
Mở đầu bài thơ, hình ảnh của những người lính hiện lên rất chân thực, ngỡ như từ trong cuộc đời thực, họ bước thẳng vào trong trang thơ của Chính Hữu. ” Quê hương anh nước mặn đồng chua / Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá “, hai câu thơ có cấu trúc song hành và đối nhau rất chỉnh: ” Quê hương anh – làng tôi và cách sử dụng thành ngữ “ nước mặn – đồng chuađất cày – sỏi đá ” đã cho thấy, dù anh và tôi có đến từ vùng quê khác nhau, dù miền châu thổ quanh năm ngập lụt hay vùng đồi núi Trung du khô cằn thì cũng đều đến từ những vùng quê nghèo khó đã quen với lam lũ, nghèo đói. Chính sự tương đồng về hoàn cảnh ấy khiến những người lính đến với nhau và tập hợp trong hàng ngũ cách mạng. Trước ngày nhập ngũ, họ còn là những người hoàn toàn xa lạ ” Anh với tôi đôi người xa lạ / Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau “. ” Xa lạ ” ở đây là không quen biết, chưa từng gặp mặt, thế rồi chiến tranh bùng nổ, những người lính nông dân có cơ hộ gặp nhau, cùng đứng trong một chiến hào. Từ ” đôi ” là danh từ chỉ đơn vị, chỉ sự gắn bó không thể tách rời, khác với ” hai ” là số từ chỉ riêng lẻ, tách bạch để ta thấy được trong cái xa lạ đã thấy được sự thân quen. Điều đó, là một điểm độc đáo và mới lạ trong cách viết của Chính Hữu, chính tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã trở thành một sợi dây gắn kết những người lính lại trong một tình yêu chung đầy thiêng liêng và cao cả. Tình đồng chí không chỉ được biểu hiện ở việc chung nguồn gốc xuất thân mà còn là cùng chung một lý tưởng, một nhiệm vụ chiến đấu. ” Súng bên súng đầu sát bên đầu / Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ “, từ xa lạ chẳng hẹn quen nhau, giờ đã đứng trong một hàng ngũ cách mạng, cùng sát cánh bên nhau. ” Súng bên súng ” là tượng trưng cho nhiệm vụ chiến đấu còn ” đầu sát bên đầu ” là tượng trưng cho sự thống nhất về lý tưởng cùng chống kẻ thù chung, dù có khó khăn đến đâu thì các anh vẫn luông trung thành đối với con đường mình đã chọn. ” Súng và đầu ” là hai hình ảnh sóng đôi biểu hiện cho tình cảm, lý trí đã hoà nhập làm một, làm cho tình đống chí nảy nở và bền chặt hơn trong sự chia sẻ mọi khó khăn qua hình ảnh ” Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ “. Cái rét ở rừng già Việt Bắc đã nhiều lần đi vào trong thơ ca Việt Nam: ” Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế / Gió qua rừng đèo Khế gió sang ” là những hình ảnh đầy ắp kỉ niệm, trong bài xuất hiện một từ ” chung ” lại chung nhau rất nhiều đã làm tình đồng chí trở thành anh em một nhà. ” Đồng chí ” câu thơ đặc biệt, tác giả cố ý tách ra để khẳng định lại một lần nữa sự thiêng liêng, cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Tình đồng chí được tác giả làm rất rõ với khổ thơ đầu của bài, đã cho người đọc cảm nhận được sự tinh tế và ngòi bút tài hoa của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo