Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì

Đất  mọng nước mưa, và khi gió xua tan mây ra, đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam. Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng. Sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng. Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ. Ngoài thảo nguyên, cỏ băng mọc cao hơn đầu gối. Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc. Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên. Tới thượng tuần tháng 6, thời tiết đã đẹp đều, trời không gợi một bóng mây, và thảo nguyên nở hoa sau những trận mưa phơi mình ra lộng lẫy dưới ánh nắng. Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú, xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.”
( Trích” Đất  vỡ hoang”- sôlôkhôp)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 3. Trong đoạn trích trên, nhà văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
 Câu 4. bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy lấy một ví dụ trong Văn Thơ thơ có sử dụng biện pháp tu từ mà em vừa tìm ở trên?.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
176
0
0
Lê Văn Cường
27/10/2021 19:28:39
+5đ tặng

Câu 1:  Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn:  Miêu tả

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn trên:

Vẻ đẹp của thảo nguyên vào mỗi buổi sớm bình minh và sau những trận mưa vào thượng tuần tháng 6.

Câu 3: Các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, nhân hóa.

- Biện pháp so sánh: 

+ Sương trôi như sóng

+ Những giọt sương lặn non như những hạt đạm ráng đỏ rực.

+ Lúa vụ đông như bức tường thành xanh biếc

+ Những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên

+ Thảo nguyên như một thiếu phụ đang cho con bú…

- Biện pháp nhân hóa: 

+ Đất -  ngây ngất dưới ánh nắng

+ Sương - lao ra ngoài đồi núi Thảo Nguyên

+ Thảo nguyên -  phơi mình lộng lẫy... xinh đẹp lạ thường, một vẻ đẹp  lắng dịu, hơi mệt mỏi và rạng rỡ, nụ cười xinh tươi hạnh phúc và trong sáng của tình mẹ con.

Tác dụng của biện pháp nghệ thuật: phép so sánh và nhân hóa  làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt; làm cho hình ảnh thiên nhiên thảo nguyên hiện lên cụ thể đẹp đẽ, lung linh, sống động, có tâm hồn sống ảnh và mang đậm hơi thở ấm áp của con người.

Chú ý: Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. 

Câu 4: Học sinh lấy chính xác một ví dụ trong văn thơ ( trong hoặc ngoài chương trình) có sử dụng một trong hai biện pháp so sánh nhân hóa. Nếu ví dụ do học sinh tạo sáng tạo viết ra diễn đạt hay có hình ảnh thì giáo viên có  thể linh động cho nửa số điểm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Almira nè
27/10/2021 19:28:47
+4đ tặng

Bài văn sử dụng biện pháp 

- Nhân hóa: 

(+) đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam.

(+) sương trôi như sóng, lao ra ngoài đồi núi thảo nguyên và ở đó nó tan ra thành một lớp khói lam mịn màng.

VD: Giấy đỏ buồn không thắm 

       Mực đọng trong nghiên sầu.

- So sánh:

(+) đất ngây ngất dưới ánh nắng chói lọi và tỏa ra một làn khói lam.

(+) Sáng sáng, sương mù dâng lên từ một con ngòi, từ vùng trũng bùn lầy nước đọng.

(+) Sương trôi như sóng.

(+) Và trên những cành lá đâu đâu cũng la liệt những giọt sương nặng nom như những hạt đạn ghém đỏ rực, đè trĩu ngọn cỏ.

(+) Lúa vụ đông trải ra đến tận chân trời như một bức tường xanh biếc.

(+) Những khoảnh ruộng cát xám tua tủa những ngọn ngô non như muôn ngàn mũi tên.

(+) Giờ đây, thảo nguyên nom như một thiếu phụ đang nuôi con bú.

VD: Em như trái ớt chín cây 
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

XIN 5 SAO VÀ CTLHN NHA 

Nguyễn Yến
có ví dụ khác ko ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư