I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
1. Một nền tảng sản xuất mới ra đời.
- Đó là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Xảy ra bào giữa thế kỉ XV
- Trong khi xã hội phong kiến đã suy yếu, bị chính quyền phong kiến kìm hãm, song không thể ngăn cản được sự phát triển của nó.
- Giai cấp: gồm có 2 giai cấp
- Giai cấp tư sản
- Giai cấp vô sản
- Nảy sinh mâu thuẫn mới:Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân .
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
- Từ thế kỉ XII, Tây Ban Nha thống trị ngăn cản sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nê déc lan
- 8-1566, Cuộc đấu tranh bị đàn áp đẫm máu
- 1581, Các tỉnh Bắc Nê déc len thành lập nước Cộng hòa – Các tỉnh Liên hiệp – sau gọi là Hà Lan.
- 1648, Hà Lan độc lập
* Ý nghĩa:
- Cuộc đấu tranh được xem là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha.
- Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
- Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
II. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
- Kinh tế TBCN phát triển mạnh. Xuất hiện nhiều công trường thủ công, nhiều trung tâm thương mại, tài chính được hình thành.
- Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới và tư sản.
- Vua, địa chủ phong kiến mâu thuẫn với quý tộc mới, tư sản, nhân dân lao động
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ cách mạng.
2.Tiến trình cách mạng
a. Giai đọan 1 (1642-1648)
- Năm 1642 nội chiến bùng nổ giữa Quốc hội và quân đội nhà vua, thắng lợi nghiêng về phía nhà vua.
- Ổ-li-vơ Crom- oen lên làm chỉ huy. Quân đội quốc hội đã liên tiếp đánh bại quân nhà vua.
b. Giai đọan 2 (1649-1688)
- Ngày 30-1-1649 Vua Saclơ I bị xử tử. Anh trở thành nước công hòa. Cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao.
- 1653 nền độc tài được thiết lập.
- Quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ, 12/1688 Quốc hội tiến hành đảo chính lập ra chế độ quân chủ lập hiến.
3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển, thóat khỏi sự thống trị của phong kiến.
- Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn duy trì ngôi vua, chủ yếu đáp ứng quyền lợi cho tư sản và quý tộc mới.
III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
1.Tình hình của các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh.
- Đến giữa thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa phát triển theo CNTB.
- Mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộc địa dẫn đến chiến tranh.
2. Diễn biến của cuộc chiến tranh
- 12/1773, sự kiện Bôxtơn : nhân dân cảng Bôxtơn phản đối chế độ thuế bằng cách tân công 3 tàu chở chè của Anh
- Hội nghị Philađenphia. Từ 5/9 ® 26/10/1774 Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a diễn ra đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lý nhưng không được chấp nhận.
- 4/1775 chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và thuộc địa, quân thuộc địa do Oa-sinh-tơn chỉ huy.
- Ngày 4/7/1776 Tuyên ngôn độc lập xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. Mọi người đều bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Ngày 17/10/1777 quân khởi nghĩa thắng một trận ở Xa-ra-tô-ga.
- 1783 Anh buộc phải ký Hiệp ước Vec-xai.
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
* Kết Quả
- Cuộc chiến tranh kết thúc Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa, nước Mỹ ra đời.
- Năm 1787 Mĩ ban hành hiến pháp quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang đứng đầu là tổng thống, chính quyền trung ương được tăng cường, nhưng các bang được quyền tự trị rộng rãi.
* Ý nghĩa
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của CNTB
- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- Latinh.