Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

giải hộ đề
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 GIỮA KÌ I
Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai
cấp nào?
Câu 2: Nhà Tống đã thực hiện chính sách gì để ổn định và phát triển
kinh tế đất nước ?
Câu 3: Theo em nhân tố nào đã dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã
hội phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu?
Câu 4: Ngô Quyền xây dựng nền độc lập trong hoàn cảnh như thể nào?
Câu 5: Tại sao nói cuộc tiến công sang đất Tông của Lý Thường Kiệt
vào năm 1075 là cuộc tiến công với mục đích tự vệ?
Câu 6: Loạn 12 sứ quân đã đưra đến hậu quả gì?
Câu 7: Em hãy trình bày diễn biến và khái quát về ý nghĩa cuộc chiến
đấu của quân dân ta chống xâm lược Tống trên phòng tuyến Như
Nguyệt? Theo em cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng
chiến chống Xâm lược Tổng từ 1075-1077 có những nét độc đáo nào?
Câu 8: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của Hoàng
để Trung Quốc nói lên điều gì?
Câu 9: Tại sao khi quân ta chiến thắng nhưng Lý Thường Kiệt vẫn chủ
động giảng hòa với giặc?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
454
1
0
Hằng Nguyễn
27/10/2021 22:34:23
+5đ tặng
1.
Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành dựa trên cơ sở của các tầng lớp lãnh chúa phong kiến và nông nô

3.

nhân tố dẫn đến sự khủng khoảng xã hội phong kiến là:

  • do các cuộc phát kiến địa lí ở châu âu
  • sự hình thành tư bản châu âu :
  • sau các cuộc phát kiến địa lí,quý tộc và thương nhân châu âu ra sức vơ vét tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu âu
  • từ đó tư bản kinh doanh chủ nghĩa ra đời
  •  

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hưng
28/10/2021 08:01:25
+4đ tặng
Câu 1:Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của hai giai cấp đó là : Lãnh chúa phong kiến và nông nô. - Quan hệ giữa hai giai cấp : nông nô không có ruộng phải phụ thuộc vào lãnh chúa dẫn đến hình thành quan hệ sản xuất mới : quan hệ sản xuất phong kiến xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành.
Câu 2: Nhà Tống đã thực hiện chính sách gì để ổn định và phát triển kinh tế đất nước ?

Nhà Tống thực hiện những chính sách để ổn định và phát triển đất nước:

+Xóa bỏ hoặc miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của triều đại trước.

+Mở mang các công trình thủy lợi,khuyến khích phát triển thủ công nghiệp như khai mỏ, luyện kim,dệt tơ lụa,rèn đúc vũ khí,......
Câu 3:Theo em nhân tố nào đã dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu?
- Theo em, nhân tố đã dần dần tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa thư bản ở Châu Âu là : các cuộc phát kiến lớn về địa lí.
Câu 4: Ngô Quyền xây dựng nền độc lập trong hoàn cảnh như thể nào?

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập

- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đã chấm dứt. Nền độc lập và chủ quyền của đất nước được giữ vững.

* Những việc làm của Ngô Quyền:

- Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, thiết lập một triều đình mới ở trung ương. Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự;

- Đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các lễ nghi trong triều và màu sắc trang phục của quan lại các cấp.

- Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ)...

=> Đất nước được yên bình.

* Nhận xét: Nền quân chủ mang tính chất sơ khai, đặt nền móng cho quốc gia thống nhất sau này.
Câu 5:Tại sao nói cuộc tiến công sang đất Tông của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tiến công với mục đích tự vệ?
Vì cuộc tấn công này chỉ để tiêu diệt những khu tập trung nhiều lương thực,vũ khí chứ không phải tấn công để xâm lược. Lí Thường Kiệt đã có ý tưởng rất độc đáo , sáng tạo để tránh sự xâm lược của quân Tống làm như vậy để nhà Tống không còn lương thực vũ khí để xâm lược nước ta.
Câu 6:Loạn 12 sứ quân đã đưa ra đến hậu quả gì?

Loạn 12 sứ quân dẫn đến tình trạng xóa bỏ chính quyền Trung ương, xu hướng chia cắt phân tán lực lượng tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực xâm lược mà trực tiếp là cường quyền Trung Hoa thâu tóm và khôi phục lại ách đô hộ cũ. Cuốn "Lịch sử Việt Nam" của Ủy ban Khoa học xã hội năm 1971 viết:

"Các thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt... thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân đã gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân và đi ngược lại nguyện vọng hòa bình, thống nhất của dân tộc".

Việc vua Đinh Tiên Hoàng khôn khéo kết hợp dùng võ công và biện pháp chiêu hàng các sứ quân để sớm chấm dứt loạn 12 sứ quân là rất kịp thời, vì không lâu sau đó nhà Tống duỗi tới Quảng Châu, diệt nước Nam Hán (971), áp sát biên giới Đại Cồ Việt. Nếu không có sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh để thống nhất quốc gia bị chia sẻ tan nát thì Việt Nam khó thoát khỏi họa xâm lăng từ phương Bắc tái diễn khi nhà Tống hoàn thành việc thống nhất Trung Hoa.
Câu 7: Em hãy trình bày diễn biến và khái quát về ý nghĩa cuộc chiến đấu của quân dân ta chống xâm lược Tống trên phòng tuyến Như Nguyệt? Theo em cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Xâm lược Tổng từ 1075-1077 có những nét độc đáo nào?
 

- Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại.

- Quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

- Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

- Để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ Đại Việt, đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

- Cuối mùa xuân 1077, thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

- Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận, quân Tống vội vã rút về nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×