LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích h/a người chiến sĩ lái xe trong khổ thơ 1, 2 bài thơ về tiểu đội xe không kính

1 trả lời
Hỏi chi tiết
133
1
1
Hiển
28/10/2021 15:34:44
+5đ tặng
Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Xuất thân là một thầy giáo, do điều kiện lịch sử thúc bách, ông đem ngòi bút của mình phục vụ cho cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc. Phạm Tiến Duật chủ yếu viết về cuộc sống và chiến đấu của thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Thơ ông phóng khoáng, tinh nghịch, tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng. Phong cách ấy thể hiện sâu sắc qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết năm 1969, ngay khi cuộc chiến chống kẻ thù đang trong giai đoạn ác liệt nhất.

Tuy đến muộn trong đề tài viết về người thanh niên xung phong, thế nhưng Phạm Tiến Duật cũng kịp để lại những dấu ấn đậm nét. Có thể nói ông là một trong những nhà thơ trẻ nổi bậc và có đóng góp nhiều nhất trong phong trào thơ ca kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tập thơ Vầng trăng vầng lửa ra đời năm 1970 làm tên tuổi Phạm Tiến Duật được chú ý nhiều. Ông còn được ca tụng là “con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại”, “cây săng lẻ của rừng già”, “nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ”. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là “có sức mạnh của một sư đoàn”.

Làm nên giá trị ấy là bởi những bài thơ của Phạm Tiến Duật luôn bám sát và phản ánh kịp thời, chân thực cuộc sống và chiến đấu của bộ đội Trường Sơn. Mặt khác, ông lựa chọn phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt bằng một giọng thơ hóm hỉnh, sôi nổi, vui tươi và đầy tinh nghịch. Giọng thơ ấy tỏ ra gần gũi và phù hợp với tâm lí và tính cách người lính. Nó có sức mạnh cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù của con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Nó truyền cho người lính niềm tin và sức mạnh chiến đấu kiên cường.

Điều đó chứng thực rõ ràng trong cách Phạm Tiến Duật nhìn nhận về hiện thực. Ông tỏ ra tài tình khi miêu tả những chiếc xe không kính, một hình ảnh thường thấy trên tuyến đường Trường Sơn thuở ấy. Hình tượng những chiếc xe không kính hiện lên chân thực, rõ ràng với tất cả những tổn thương thảm khốc do bom đạn kẻ thù gây ra:


 
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Đâu chỉ có thế, chiếc xe còn bị hủy hoại đến thảm thương:

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước.

Bình thường, những chiếc xe không kính không thể gọi là cái đẹp nhưng tác giả đã lấy hình tượng đó làm cảm hứng xuyên suốt bài thơ. Hình tượng độc đáo nhưng hợp lý này có tác dụng gây ấn tượng mạnh, là cơ sở để làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, sự lạc quan và quyết tâm giành chiến thắng của anh lính lái xe thời chống Mĩ.

Những chiếc “xe không kính” , “không có đèn”, “không có mui, “thùng xe có xước” ấy đã gợi lên những nguy hiểm cận kề; “bom giật, bom rung” làm vỡ kính xe…

Hình tượng những chiếc xe không kính cũng đã góp phần cụ thể hóa những khó khăn gian khổ mà anh bộ đội lái xe phải chịu đựng. Điệp ngữ: “không có kính” ở đầu các khổ thơ vừa có tác dụng nhấn mạnh cho ta cảm nhận được gian khổ, nguy hiểm sự khốc liệt của hiện thực cuộc chiến đối với người lính Trường Sơn vừa khắc họa được nét tiêu biểu của con người Việt Nam: dù thiếu thốn, khó khăn vẫn kiên cường chiến đấu. Sự hi sinh, cái chết đã ở đâu đó, rất gần những người lính:

Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Trong hiểm nguy, gian khổ nhưng người lính vẫn luôn ở tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam. Với ý chí chiến đấu cùng niềm lạc quan của tuổi trẻ, với người lính, mọi hiểm nguy, gian khó đã không hiện hình. Trước mắt họ là cả bầu trời rộng lớn với biết bao điều kì thú. Phạm Tiến Duật đã dành hết ba khổ thơ để miêu tả tinh thần lạc quan, yêu đời, ý chí vượt khó vượt khổ, đạp bằng hiểm nguy của người lính:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Với người khác, có lẽ đó là một sự xa sỉ. Nhưng với Phạm Tiến Duật, điều đó rất cần thiết. Đối với ông, ở người lính lái xe không có kính thì đó là những trở ngại rất lớn. Gió, cản vật, bụi, mưa,… là những kẻ thù vô hình. Nó có thể gây nguy hiểm tức thời nếu người lính không chú ý. Thế nhưng, giờ đây, những điều hiểm nguy ấy gần gũi và thân thiết như những người bạn đường. Họ bình tâm đón nhận và vui cười hớn hở. Thiên nhiên khắc nghiệt giờ đây lại hết sức thân thiện, bao dung, che chở cho họ trên đoạn đường ra mặt trận.


 
Trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh, anh chiến sĩ vẫn giữ vững tư thế hiên ngang hướng về phía trước, thực hiện khẩu hiệu: “tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”. Những từ ngữ chọn lọc; “ung dung”, “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng” thể hiện tư thế, phong cách anh bộ đội lái xe trên đường ra trận.

Với hệ thống ngôn ngữ bình dị, âm điệu vui tươi thể hiện niềm lạc quan yêu đời của tuổi trẻ sống có lý tưởng và tư thế hiên ngang, lòng dũng cảm đã làm nên sức mạnh của anh bộ đội. Sức mạnh ấy còn được nhân lên gấp bội vì cành anh còn có cả tập thể anh hùng. Từ trong bom đạn hiểm nguy, “tiểu đội xe không kính” được hình thành, bao giờ những con người từ bốn phương chung lý tưởng, gặp nhau thành bạn bè.

Nhưng dù khó khăn ác liệt đến mấy, ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của anh bộ đội vẫn không hề lay chuyển:

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Cách nói ngắn gọn mà chắc nịch kiểu lính của các chiến sĩ lái xe khiến cho ta càng tin tưởng hơn ở sức mạnh chiến thắng của dân tộc. Ta bỗng nhận ra sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc đâu chỉ ở vũ khí và tài năng chiến đấu của nhân dân mà còn ở niềm tin không bao giờ lay chuyển được đang ngự trị trong trái tim của mỗi con người Việt Nam trước tội ác và hành động xâm lược của kẻ thù.

Thành công của Phạm Tiến Duật là ở chỗ ông viết thơ mà như nói. Cái giọng thơ ngang tàn, có cả chất nghịch ngợm, rất phù hợp với những đối tượng miêu tả là người lính vốn rất tinh nghịch, không câu nệ hình thức. Kết hợp linh hoạt thể thơ 7 chữ và 8 chữ, tạo cho bài thơ có điệu thơ gần với lời nói tự nhiên, sinh động. Tính nhạc từ đó cũng nảy sinh.

Cảm nhận tình yêu nước của người lính lái xe qua khổ cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Với những ưu điểm ấy, bài thơ đã rất thành công trong việc khắc họa hình ảnh những anh bộ đội lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy gay go, thử thách, một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Họ dâng hiến tuổi xuân không tiếc máu xương để góp phần đưa non sông ta thu về một…

Bút pháp lãng mạn cách mạng đã giúp tác giả Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp hình tượng người lính lái xe ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Đó cũng là dư âm còn động lại và mãi mãi lan tỏa trong mọi thế hệ người đọc Việt Nam khi đọc bài thơ này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư