Trong kho tàng văn học của Việt Nam, em thích nhất là câu chuyện “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” vì đó là một trong những câu chuyện tiêu biểu cho thể loại truyền thuyết. Truyện khái quát để chúng ta hiểu thêm về việc An Dương vương xây thành và chế tạo nỏ thần cũng như giúp chúng ta hiểu thêm về mối tình bi kịch giữa Mị Châu -Trọng Thủy và nguyên nhân mất nước Âu Lạc của An Dương Vương.
An Dương Vương là vua nước Âu Lạc. Khi vua xây thành, hễ đắp tới đâu lại lỡ tới đấy nên vua bèn lập đàn trai giới cầu thần. Đến ngày mồng bảy tháng ba, bỗng thấy có một cụ già từ phương đông tới, vua lập tức mời vào và hỏi chuyện. Cụ già nói rằng sẽ có sứ Thanh Giang tới giúp nhà vua xây thành rồi ra về. Ngày hôm sau, có một con Rùa Vàng từ phương đông lại và tự xưng là sứ Thanh Giang đến giúp vua. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà chỉ trong vòng nửa tháng, thành đã được xây xong. Thành có hình trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Sau ba năm, Rùa Vàng từ biệt ra về. An Dương Vương suy nghĩ về việc giữ nước nên đã hỏi ý kiến của Rùa Vàng. Rùa Vàng bèn trao cho nhà vua móng vuốt của mình và dặn vua hãy lấy đó làm lẫy nỏ.
Một thời gian sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược, vua bèn lấy nỏ thần ra bắn. Quân của Triệu Đà thua to, bèn cầu hòa. Chính nhờ yếu tố thần kì về Rùa Vàng đã giúp An Dương Vương đạt được ý nguyện chính đáng mà cũng phù hợp với ý nguyện của nhân dân, của trời đất.
Chẳng bao lâu sau, Triệu Đà cầu hôn. An Dương Vương gả con gái của mình là Mị Châu cho con trai của Đà là Trọng Thủy. Trọng Thủy lừa Mị Châu cho coi lẫy rời làm một cái khác thay thế cho vuốt Rùa Vàng. Trọng Thủy nói dối Mị Châu để chạy về phương Bắc. Sau khi có được nỏ thần, Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm. An Dương Vương chủ quan nên đã bị thất bại. Ta thấy được bi kịch mất nước Âu Lạc là do sự chủ quan của An Dương Vương và Mị Châu. An Dương Vương làm mất nước do chủ quan, khinh địch, mất cảnh giác với kẻ thù. Mị Châu đã mất cảnh giác khi cho Trọng Thủy xem nỏ thần. Mị Châu đã đặt chữ tình, đặt nặng trách nhiệm của một người vợ lên trên quốc gia, dân tộc. Lời kết tội của Rùa Vàng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó” đại diện cho công lí, đứng trên quyền lợi của nhân dân, tổ quốc để phán xét hành động vô tình phản quốc của Mị Châu. Khi chém chết Mị Châu, An Dương Vương đã đứng vào quyền lợi của quốc gia, tổ quốc để phán xét Mị Châu.Từ việc mất nước Âu Lạc, ta rút ra được bài học là cần phải biết xử lí đúng đắn mối quan hệ chung va riêng, cá nhân và nhà nước. Mị Châu đã không đặc trách nhiệm lên trên tình cảm để rồi gây ra việc mất nước.
Sau khi giết chết Mị Nương, An Dương Vương đã cầm sừng tê bảy tất rẽ nước theo Rùa Vàng đi xuống biển. Sự việc này chứng tỏ rằng An Dương Vương không chết trong lòng của nhân dân, có được sự tôn trọng, ủng hộ của nhân dân.
Trọng Thủy sau khi chiếm được nước Âu Lạc đã lần theo dấu lông ngỗng mà Mị Châu đã rắc từ trước. Khi đến nơi quân Đà không thấy bóng dáng gì trừ xác của Mị Châu. Trọng Thủy thương tiếc Mị Châu vô cùng để rồi một lần tưởng thấy bong giáng Mị Châu dưới giếng nên lao đầu xuống dưới mà chết. Người đời sau cho rằng khi lấy ngọc ở biển Đông mà rửa tại giếng này thì ngọc sẽ sang thêm. Chi tiết này cho chúng ta thấy được cái nhìn bao dung của nhân dân.
Thông qua hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” nhân dân ta đã giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó nhân dân ta muốn nên lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng và chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.