Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tâm trạng của nữ sĩ trong bài thơ trên, có suy nghĩ gì về cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến ngày xưa

Tâm trạng của nữ sĩ trong bài thơ trên, có suy nghĩ gì về cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến ngày xưa (Tự tình - Hồ Xuân Hương) 
Nghị luận xã hội
1 trả lời
Hỏi chi tiết
242
1
1
30/10/2021 08:23:13
+5đ tặng

Có lẽ đề tài người phụ nữ đã không còn xa lạ trong văn học trung đại Việt Nam. Nhưng nổi bật hơn cả phải kể đến “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Trước hết là “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ đã xây dựng hình ảnh nàng Vũ Nương là nạn nhân của xã hội Nam quyền với đầy những bất công. Nàng là một người vợ biết giữ gìn khuôn phép không bao giờ để vợ chồng phải thất hòa. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Vũ Nương không mong muốn chồng trở về với vinh hoa phú quý hay công danh sự nghiệp, mà nàng chỉ mong muốn bình yên”. Một ước mong giản dị nhưng lại thể hiện được tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng. Bởi bước ra nơi chiến trường là đối đầu với hiểm nguy, chết chóc. Nên hy vọng chồng có thể trở về bình yên chính là điều thiết thực nhất.

Năm tháng không có chồng ở nhà, dù phải một mình nuôi con, chăm sóc mẹ chồng nhưng Vũ Nương chẳng mảy may oán thán lấy một lời. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ con, nàng vẫn hết lời khuyên bảo. Đến khi mẹ chồng mất, nàng “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Đứa con thơ còn nhỏ, nàng thương con và mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Vũ Nương đã nói dối con, chỉ vào chiếc bóng và bảo rằng đó là cha Đản. Chính vì một lời nói dối vô hại ấy, sau này lại đem đến lại bi kịch cho cuộc đời nàng.

Trương Sinh đi lính trở về, gia đình đoàn tụ, tưởng rằng giờ đây cuộc sống sẽ được hạnh phúc, nhưng ai ngờ cuộc đời Vũ Nương lại trở nên bất hạnh. Nghe tin mẹ mất, hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Khi thấy đứa trẻ quấy khóc bèn dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi cha: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Lời nói ngây thơ của con trẻ đã khiến chàng nghi ngờ vợ là thất tiết. “Cái bóng” trở thành người cha để an ủi con trẻ, nhưng lại trở thành lý do dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Khi trở về, Trương Sinh liền mắng vợ một bữa cho hả giận. Dù Vũ Nương hết sức tủi thân nhưng nàng vẫn hết lời giải thích cho chồng hiểu. Họ hàng, làng xóm bênh vực cũng không ăn thua. Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Xót xa thay cho người phụ nữ mang danh là thất tiết, chẳng thể minh oan cho sự trong sạch của bản thân, bị chồng ruồng bỏ và phải tìm đến cái chết để hết tội. Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn đầy những bất công. Không thể tự mình quyết định tình yêu, hôn nhân và cả cuộc đời. Họ phải cam chịu, nhẫn nhục mà không thể phản kháng lại cái xã hội phong kiến ấy. Họ bị cái xã hội Nam quyền chà đạp mà không thể tự mình quyết định số phận.

Còn trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh Thúy Kiều - Nàng là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều:

Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền.

Xinh đẹp, tài năng là thế nhưng trong xã hội đó, Thúy Kiều chẳng những không được hưởng hạnh phúc mà còn phải chịu nhiều đắng cay, bất hạnh. Nàng đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha, cứu em trai thoát khỏi cảnh tù tội. Kiều trở thành món hàng để người ta rao bán, mặc cả. Không chỉ vậy, nàng còn bị lừa bán vào lầu xanh, bị giam lỏng và bắt buộc phải tiếp khách. Cuộc đời nàng chẳng khác nào cánh hoa mỏng manh bị dòng nước cuốn trôi trở nên tan tác. Trước lầu Ngưng Bích - nơi Kiều bị Tú Bà giam lỏng, nàng bộc lộ nỗi đau đớn xót xa cho thân phận của mình:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nỗi buồn như bám lấy cuộc đời nàng thật dai dẳng. Nàng cay đắng chịu đựng những chiêu trò hiểm ác của Tú Bà. Mười lăm năm lưu lạc chịu nhiều tủi nhục, đớn đau. Thân xác nàng héo tàn bởi cảnh ngộ “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.

Điểm giống nhau của hai nhân vật này là họ đều là những người phụ nữ xinh đẹp, tài năng và đức hạnh. Họ đều là nạn nhân của xã hội phong kiến với đầy rẫy những bất công. Xã hội mà thân phận người phụ nữ luôn bị coi rẻ, khinh thường và vùi dập không thương tiếc. Vũ Nương hay Thúy Kiều đều là những người phụ nữ đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa. Khi viết về người phụ nữ, cả Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đều đứng trên tư tưởng nhân đạo để bênh vực cho họ, lên tiếng tố cáo xã hội đã chà đạp cuộc đời của họ.

Tóm lại, qua phân tích trên, người đọc dường như thấu hiểu hơn cho người phụ nữ. Vũ Nương và Thúy Kiều chính là một trong những nhân vật tiêu biểu đại diện cho người phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư