Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm và chép bài ca dao trong chương trình ngữ văn 7 cũng phản ánh nỗi khổ nhiều bề của người dân trong xã hội cũ?

Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" phản ánh chân thức tình cảnh khổ cực của người nông dân trong xã hội phong kiến .Tìm và chép bài ca dao trong chương trình ngữ văn 7 cũng phản ánh nối khổ nhiều bề của người dân trong xã hội cũ?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
315
0
0
Nguyễn Ly
30/10/2021 13:57:59
+5đ tặng

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
30/10/2021 14:19:03
+4đ tặng

Ca dao là những tiếng nói của tâm hồn người dân lao động. Là những tiếng yêu quê hương, đất nước tha thiết hay tâm tư thầm kín của đôi lứa yêu nhau. Và trong kho tàng văn học đó, còn có những tiếng than thân trách phận đầy nghẹn ngào, xúc động như bài ca dao:

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Hình ảnh con cò là hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao để chỉ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Bài ca dao trên có nhắc đến hình ảnh thân cò và cò con - ẩn dụ cho người nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người phụ nữ thôn quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc. Trong cuộc sống mưu sinh, họ “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” để bươn chải, lo toan, gánh vác cuộc sống của gia đình. Không phải trong ngày một, ngày hai mà là “bấy nay”, cả một kiếp đời gian nan, vật lộn giữa cuộc đời. Tiếng than ấy đã đôi lần xuất hiện trong những câu ca dao tương tự:

Con cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt biết đâu đường về

Và trong khung cảnh sóng nước mênh mông, cuộc đời đầy những đau khổ, lời ai oán của cò mẹ thấm đẫm mồ hôi và nước mắt:

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

Bể đầy, ao cạn là hoàn cảnh éo le, trắc trở, là cuộc đời đầy bất hạnh của con cò. Thân cò ấy dù đã vất vả ngược xuôi nhưng cũng kiếm đủ miếng ăn, để cho “gầy cò con”. Tiếng “Ai” là đai từ phiếm chỉ, là câu hỏi mà không có người hồi đáp. Dù không nói rõ tiếng ai oán ấy chỉ đối tượng cụ thể nào nhưng qua nỗi khổ của thân cò và cò con, ta có thể hình dung đó là một thế lực tàn bạo, độc ác, đẩ đẩy cuộc sống của những người lao động lương thiện vào tận cùng nghèo khổ. Và với thân phận thấp cổ bé họng, tiếng lòng ai oán ấy chẳng thể cất lên để tìm lại công lý nên đành gửi gắm qua những tiếng than thân đầy đau đớn.

Bài ca dao là tiếng nói tố cáo những kẻ chuyên quyền, vua quan phong kiến đã áp bức, bóc lộ, đẩy những người dân nghèo rơi vào hoàn cảnh sống nghèo khổ, đầy những bất công ai oán. Qua đó, thể hiện sự đồng cảm đến những thân phận thấp hèn, nghèo khó và ngợi ca sự tần tảo và đức hi sinh của người phụ nữ Việt Nam, luôn hết lòng với gia đình.

Cảm nhận của em về bài ca dao Nước non lận đận một mình mẫu 2

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?"

Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn "một mình", làm ăn lận đận" vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào "thân cờ", lúc thì "ăn đêm", lúc thì "đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì "lên thác xuống ghềnh". Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời "lận đận một mình", "lên thác xuống ghềnh" của "thân cò" đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã "bấy nay" trải qua bao năm tháng giữa chốn "nước non" mênh mông:

"Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay".

Lời ai oán của "thân cò", của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:

"Ai làm cho bể kia đẩy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con?"

"Bể đầy", "ao cạn" là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. "Ai" là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. "Ai làm" là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, "cho gầy cò con". Đời mẹ đã "lận đận", đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.

Chữ "cho" được điệp lại ba lần: "Ai làm cho..., cho ao kia, cạn, cho gầy cò con" như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: "Đầy", "cạn", "gầy" bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×