Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản gì?

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 1. So với cuộc cách mạng công nghiệp trước
đây, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện
nay có những điểm khác nhau cơ bản gì?
-
Câu 2. Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? Ví dụ
chứng minh?
Câu 3. Tác động tích cực của xu thế toàn cầu
hóa? Ví dụ chứng minh.
Câu 4. Tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu
hóa? Ví dụ chứng minh.
Câu 5. Nhiệm vụ của học sinh chúng ta phải làm
gì trong xu thế toàn cầu hóa?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
288
1
0
võ thị diễm my
30/10/2021 17:15:05
+5đ tặng

 So với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng khoa học – k ỹ thuật hiện nay có những điểm khác nhau cơ bản là :

– Tự động hoá cao độ với sự ra đời của máy tính điện tử.

– Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra một cách rộng lớn và phong phú trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, giúp cho kĩ thuật phát triển là nền móng của tri thức.

+ Khoa học cơ bản (Toán, Lý, Hoá, Sinh) là cơ sở lý thuyết cho các ngành khoa học khác, cho kĩ thuật phát triển.

+ Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã và đang nghiên cứu, phát minh ra nhiều ngành khoa học mới: khoa học vũ trụ, khoa học du hành vũ trụ…Những ngành mới kết hợp khoa học tự nhiên với kĩ thuật mới như điều khiển học, phân tử học.

+ Giải quyết những vấn đề bức thiết về khoa học – kĩ thuật nhằm đáp ứng cuộc sống của con người trên các phương hướng sau :

+ Phương hướng tự động hoá và thay đổi cơ bản các điều kiện lao động.

+ Tìm tòi công cụ sản xuất, năng lượng mới, vật liệu mới.

+ Trị bệnh, ô nhiễm môi trường, lương thực, thực phẩm, chinh phục vũ trụ để phục vụ cho cuộc sống trên trái đất.

2 Biểu hiện

 

  • Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
  • Sự phát triển to lớn và tác động của các công ti xuyên quốc gia.
  • Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
  • Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực
  •    4
  • Toàn cầu hóa làm mai một, xói mòn bản sắc giá trị truyền thống văn hóa địa phương.
  • Thông qua WTO các nước phát triển không sẵn lòng tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển, với các điều kiện cao về lao động, vệ sinh môi trường đã làm rào cản đối với các nước đang phát triển tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.
  • Các nước đang phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa thường khai thác xuất khẩu các tài nguyên khoáng sản sơ chế, giá các mặt hàng này ngày càng cao, càng xuất khẩu nhiều các nước đang phát triển càng thiệt thòi về lợi ích kinh tế. Các hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển thường có hàm lượng công nghệ thấp, giá thành rẻ và thường phải nhập thiết bị công nghệ giá cao nên dẫn đến thâm hụt ngoại thương cao.
  • Trong quá trình đón nhận vốn viện trợ, đầu tư hợp tác, các nước đang phát triển do thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện và không quản lý được tham nhũng, các dự án đầu tư kém hiệu quả dẫn đến nợ nước ngoài càng gia tăng.
  • Thực tế các nước giàu được hưởng lợi từ toàn cầu hóa nhiều hơn các nước đang phát triển, vì các nước phát triển chiếm gần 80% giá trị thương mại xuất khẩu và hơn 70% vốn đầu tư FDI trên toàn cầu.
    3.

  • Toàn cầu hóa góp phần thúc đẩy, phát triển các ngành kinh tế cũng như kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới thông qua quá trình mở rộng thị trường, buôn bán, giảm bớt sức ép về thuế.
  • Gia tăng các nhân tố sản xuất như vốn (cả vốn cố định, vốn con người) và KHKT được khuyến khích qua việc tự do hóa lưu thông vốn, chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu hiệu quả, hạ chi phí về giao dịch quốc tế và chi phí sản xuất.
  • Kết quả là tất cả các nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa đều có sự tăng trưởng kinh tế cao hơn, các điều kiện bảo đảm cuộc sống tốt hơn, các nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội được cải thiện. Toàn cầu hóa mang lợi cho tất cả các nước, cho những người, những công ty tham gia ở mức độ khác nhau

  • Thông qua sự gia tăng đầu tư vốn và công nghệ thông tin, các quốc gia nhận đầu tư sẽ có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý, phát triển kinh tế, KHKT, tạo việc làm, nâng cao nhận thức và mức sống của dân cư.
  • Trong quá trình tham gia toàn cầu hóa giúp các nước cải thiện, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, chất lượng môi trường, cải thiện được mức lương của người lao động, hoàn thiện về luật pháp, chống tham nhũng, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp, hiệu quả hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×