Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cơ chế của quá trình đông máu


Trình bày cơ chế của quá trình đông máu ?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
870
1
0
Chou
31/10/2021 21:11:18
+5đ tặng
Cơ chế đông máu: -Trong huyết tương có chứa 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu (fibrinogen) và ion canxi (Ca++) -Trong tiểu cầu chứa 1 loại enzim có khả năng hoạt hóa chất sinh tơ máu (fibrinogen) => thành tơ máu (fibrin) -Khi tiểu cầu vỡ sẽ giải phóng enzim, enzim này kết hợp với ion canxi (Ca++) làm chất sinh tơ (fibrinogen) => thành tơ máu (fibrin) ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Duc Le
31/10/2021 21:13:25
+3đ tặng
Khi có vết thương, tiểu cầu trong các tế bào máu vỡ ra kết hợp với chất sinh tơ máu trong huyết tương gồm enzim và Ca+2, hình thành máu đông
2
0
Lê Văn Cường
31/10/2021 21:13:38
+2đ tặng

Bản chất của quá trình đông máu chính là sự thay đổi tính chất của máu, máu chuyển từ thể lỏng (khi chảy trong lòng mạch) thành thể rắn (khi thoát ra khỏi lòng mạch) nhờ sự tham gia của nhiều yếu tố.

Nguyên nhân đông máu

Do sự va chạm của các tiểu cầu lên vết xước thành mạch, kích thích chuyển fibrinogen thành fibrin (các sợi tơ huyết). Chúng liên kết lại tạo thành một mạng lưới, ôm các tế bào máu và kết lại một cục tạo thành cục máu đông.

Các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu:

  • Fibrinogen: là tiền chất để tạo thành các sợi tơ huyết Fibrin.
  • Prothrombin: là một loại protein huyết thanh có tác dụng hình thành nên Thrombin xúc tác cho quá trình chuyển Fibrinogen thành Fibrin.
  • Phức hợp Prothrombinase xúc tác chuyển Prothrombin thành Thrombin. 
  • Thromboplastin: được sản xuất bởi mô tổn thương, tham gia vào quá trình đông máu ngoại sinh. Chúng có tác dụng thay thế phospholipid tiểu cầu và protein huyết tương.
  • Ca++ có vai trò tham gia vào quá trình đông máu. Nếu không có ion này thì quá trình đông máu không xảy ra.
  • Các tế bào máu: tiểu cầu giải phóng nhiều chất tham gia vào quá trình đông máu. Hồng cầu, bạch cầu giúp hình thành cục máu đông.

 

Cơ chế đông máu:

Cơ chế ngoại sinh

Khi mạch máu tổn thương, máu tiếp xúc với vị trí tổn thương. Mô ở vị trí tổn thương giải phóng ra yếu tố III (thromboplastin mô) và  phospholipid. Yếu tố III, IV (calci) cùng yếu tố VII, và phosphlipid mô hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X hoạt hóa cùng với yếu V, phospholipid mô và ion calci tạo thành phức hợp prothrombinase.

Cơ chế nội sinh

Đồng thời khi máu tiếp xúc với vị trí tổn thương sẽ làm hoạt hóa yếu tố XII  và tiểu cầu làm giải phóng phospho lipid. Yếu tố XII hoạt hóa yếu tố XI và yếu tố XI hoạt hóa yếu tố IX. Yếu tố IX cùng với yếu tố VIII hoạt hóa, phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 hoạt hóa yếu tố X. Yếu tố X, yếu tố V, cùng với phospho lipid tiểu cầu và Ca +2 tạo nên phức hợp prothrombinase.

  • Hình thành nút tiểu cầu: để bịt kín các vết rách li ti trên thành mạch. Khi tiểu cầu tiếp xúc với sợi collagen dưới nội mạch tại vị trí mạch máu bị tổn thương, chúng phồng to lên, xù xì, đồng thời tiết ra các chất như Thromboxan A2 và ADP để hoạt hoá các tiểu cầu xung quanh tạo thành một nút tiểu cầu bịt kín vết rách.
  • Hình thành cục máu đông: gồm 3 giai đoạn:
  • Tiểu cầu giải phóng phospholipid, kết hợp cùng với một số yếu tố khác tạo thành phức hợp prothrombinase.
  • Phức hợp prothrombinase xúc tác quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.
  • Thrombin có tác dụng xúc tác chuyển fibrinogen thành fibrin.
  • Mạng lưới fibrin bắt giữ các tế bào máu hình thành nên cục máu đông bịt kín chỗ tổn thương lớn.

Ý nghĩa quá trình đông máu:

  • Bịt kín các lỗ trên thành mạch để tránh máu thoát ra khỏi mạch máu đi vào khoảng gian bào.
  • Bịt kín các vết thương lớn, cầm máu tránh hiện tượng mất máu cấp tính do tai nạn gây nguy hiểm tính mạng.
  • Trong các xét nghiệm y học (xét nghiệm kháng thể), người ta ứng dụng quá trình đông máu để tách huyết thanh làm nguyên liệu xét nghiệm.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo