Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
I, MB: HXH là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VH trung đại VN. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, là niềm khát khao sống mãnh liệt. Tự tình (bài II) là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó, đồng thời thể hiện được những đặc sắc về thơ Nôm của HXH. Tác phẩ còn cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình
II, TB
1, Khái quát chung
* HCST: Nằm trong chùm Tự tình (3 bài. Nếu bài thơ “Mời trầu” được HXH sáng tác ở giai đoạn đầu khi nữ sĩ mới bước vào con đường tình duyên thì “Tự tình” có lẽ ra đời trong giai đoạn bà đã trải qua quá nhiều sóng gió trong đời sống hôn nhân.
2, Phân tích
1. Hai câu đề: Cảnh cô đơn trong đêm khuya vắng:
– Hai câu đề mở ra thời gian, không gian và hoàn cảnh mang tính bi kịch của nhân vật. Thời gian đêm khuya, thanh vắng, thời điểm thích hợp để con người đối diện với chính mình, để thương xót, để tự vấn, để nhìn ngắm lại bản thân mình. Khôgn gian vắng lặng, mênh mông, chỉ có tiếng trống canh báo hiệu thời gian đã trôi qua.
+ văng vẳng: từ láy (mô típ quen thuộc) cảm nhận sự trôi đi của thời gian bằng thính giác.
+ trống canh dồn: bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
Bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc trong thơ cổđã làm nổi bật Cảm nhận rất Á Đông của 1 người thiếu phụ đối điện với nước non nghìn trùng trong đêm vắng đang lắng nghe từng giọt buồn.
– Con người:
+ Trơ được đảo ngữ nhấn mạnh sự rơ trọi, cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng đồng thời còn là Thách thức bản lĩnh (Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt – “Thăng Long thành hoài cổ”.BHTQ)
+ cái hồng nhan: rẻ rúng, mỉa mai, thân phận nhỏ bé.
+ nước non: KG rộng lớn, con người xuất hiện trong tư thế đối lập với KG mênh mông, cái cá thể trơ trọi trước cái vô cùng, cái rộng lớn.
->Các yếu tố nghệ thuật hô ứng nhau nhằm nhấn mạnh nỗi niềm trơ trọi, cô đơn đến tận cùng của người phụ nữ – ý thức nỗi đau thân phận. Nhịp 1/3/3 và NT đối bên ngoài là bản lĩnh, bên trong là nỗi đau. tâm trạng cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng về duyên phận. Trong đêm khuya vắng, người phụ nữ cô đơn cảm thấy thương cho thân phận mình.
2. Hai câu thực: Nỗi niềm cay đáng, chán chường:
– Chén rượu hương đưa: nhân vật mượn rượu giải sầu cho quên sự đời, say lại tỉnh, lúc tỉnh ra, người phụ nữ cô đơn, trơ trọi ấy chẳng thể vơi bớt nỗi sầu. Người phụ nữ cô đơn tìm men rượu che giấu nỗi buồn nhưng nỗi buồn không thể nhạt phai. Cái vòng lẩn quẩn, tình duyên thành trò đùa của con tạo càng cảm nhận nỗi đau thân phận.
+ Uống rượu để giải sầu, để sẻ chia nhưng say lại tỉnh, nỗi đau khổ nhân lên vạn lần
– Vầng trăng: tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc nhưng lại bóng xế khuyết chưa tròn, hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn vẫn chưa tròn – tình duyên chưa vẹn.
=>Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh thể hiện tâm trạng sầu muộn, xót xa khi tuổi thanh xuân đã trôi qua mà nhân duyên vẫn không trọn vẹn – nỗi đau về tuổi lỡ thời.
3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, muốn bức phá:
– rêu, đá. trong thơ xưa rêu, đá vốn mềm yếu, trong tư thế tĩnh nhưng ở thơ HXH rêu, đá không chịu mềm yếu, muốn rắn chắc hơn với tư thế tấn công. Cảnh thiên nhiên hiện lên đầy sức sống, sinh động, mạnh mẽ. Đó là hình ảnh của tâm trạng, 1 tâm trạng bị dồn nén, muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường, thể hiện khao khát hạnh phúc.
– Xiêng ngang, Đâm toạc: ngôn ngữ dân gian bình dị mà giàu sức gợi: Động từ mạnh mẽ kết hợp bổ ngữ độc đáo, thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh. Đảo ngữ làm nổi bật sự phẫn uất của tâm trạng. Nhịp 4/3 + NT đối, nhịp thơ vút lên
->HXH mang 1 tính cách mạnh mẽ, ý thức về cái tôi cá nhân luôn hiện hữu, bà không cam chịu, tâm trạng bị dồn nén muốn phản kháng, muốn vượt khỏi số phận hẩm hiu. Cảnh vật hiện lên với những nét vẻ “phá cách”. PC thơ Nôm HXH: Cảm xúc và ý thức phản kháng đã mang đến cho cảnh sắc trong thơ HXH 1 trạng thái động, khác hẳn phong vị thơ cổ. Cách dùng từ độc đáo thể hiện cá tính mạnh mẽ, tài năng của tác giả: cảnh vật hiện lên sinh động, đầy sức sống dù trong tình huống bi thương vẫn không cam chịu, luôn khát khao hạnh phúc.
4. Hai câu kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc:
– Ngán: từ dân gian. chán ngán nỗi đời éo le, bạc bẽo.
– xuân (mùa xuân, tuổi xuân), điệp từ cho thấy sự tuần hoàn của tạo hóa: mùa xuân đi rồi trở lại nhưng tuổi xuân qua rồi thì không bao giờ trở lại.
– lại là từ đồng âm: lại có thể là phụ từ (thêm lần nữa), lại còn có nghĩa là động từ (trở lại)cho thấy vòng lẩn quẩn của tạo hóa: sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Thời gian cứ vô tình trôi lặng lẽ, biết bao mùa xuân mang theo chút hy vọng mong manh rồi cũng đi qua, tuổi xuân của 1 đời người con gái cũng lặng lẽ phôi pha cùng năm tháng.
– Mảnh tình: tình cảm ít ỏi, nhỏ bé. – san sẻ, chia sẻ cho người khác chỉ còn tí con con. NT tăng tiến thể hiện tâm trạng ngao ngán, chán chường, xuất phát từ sự không phù hợp giữa khát vọng tình yêu nồng thắm với hiện thực lẻ mọn, hẩm hiu; nhấn mạnh sự nhỏ bé của thân phận lẻ mọn. Đó cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với hạnh phúc luôn là chiếc chăn quá hẹp. Lời than thở thể hiện khát khao hạnh phúc của HXH.
=>Ý nghĩa nhân văn: trong buồn tủi, người phụ nữ gắng gượng vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
3. Tổng kết:
a, Nội dung: Bài thơ thể hiện tâm trạng, thái độ của HXH: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và phê phán gay gắt chế độ đa thê phong kiến, đồng thời cũng thể hiện thái độ chống đối lại số phận nhưng bất lực.
b, Nghệ thuật: Tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh; sử dụng những từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi.
III, KB: Khẳng định lại ý nghĩa tác phẩm và sức sống
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |