Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Những người hí hửng hội của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm.
Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bến
lễn khi xóm làng vận động người hội của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên.
Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang
cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông.
Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong
veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng.
Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là
chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng
nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm
hồn mỗi con người.
(Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời này
không phải toàn là thứ xấu xa.. Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016).
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những tàn
ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn.
trào". (1,0 điểm)
Câu 3: Hình ảnh “khối nước" trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì?(0,5 điểm)
Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Khối nước kia mới thực là nguồn sức
mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra
những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. "(1,0 điểm)
Phần II Làm văn(7,0 đ)
Câu 1(2,0 đ) viết một doạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu
nói “Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ
toàn là chuyện xấu xa"
Câu 2: (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người qua
đoạn thơ :
Ta về, mình có nhớ ta Ta về,
Ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve keo rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trắng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc - Tổ Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, trang 111, NXB Giáo Dục Việt Nam, năm 2010)
..hết.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
566
0
0
Tâm Trần
02/11/2021 14:21:33
+5đ tặng
I.

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận
 

Câu 2:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:

So sánh: Những tàn ác, tham lam, ti tiện với rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào.

– Tác dụng:

Tạo nên cách diễn đạt hình ảnh, ấn tượng về những điều ác, điều xấu đang diễn ra tràn lan, có thể nhìn thấy rất rõ ràng.
 

Câu 3:

Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho lòng tốt, những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
 

Câu 4:

– Câu nói thể hiện niềm tin của tác giả về những điều tốt đẹp trong cuộc đời luôn tồn tại và có sức sống mãnh liệt.

– Những điều tốt, lòng tốt của con người sẽ làm cho cuộc đời này luôn tươi đẹp – vẽ màu xanh lên bầu trời; và bồi đắp cho tâm hồn con người những giá trị chân, thiện, mĩ – nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.

II.
Câu 1: 

   Trong cuộc sống mỗi con người luôn có nhiều những thái cực và màu sắc khác nhau. Xã hội cũng luôn tồn tại nhiều mặt, không gì là xấu và đen đủi hẳn và cũng khôgn gì là đẹp và may mắn hẳn. Chính vì vậy đã có ý kiến rất hay và đúng về quan điểm trên “Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa.”. Chuyện xấu xa là những tàn ác, tham lam,… những mặt trái trong xã hội. Câu nói khẳng định rằng cuộc đời này vẫn tồn tại những chuyện xấu xa, nhưng khôgn đồng nghĩa với việc tất cả đều là xấu xa mà vẫn luôn tồn tại nhưunxg giá trị đích thực trogn cuộc sống. Con người và xã hội luôn luôn tồn tại hai mặt, đó là cái xấu và cái đẹp luôn tồn tại song song. Trong mỗi con người luôn có phần con và phần người, phần bản năng và phần ý chí. Khi ta không điêu fkhiển được chính mình thì phần bản năng sẽ lên ngôi. Tuy nhiên bản tính của con người vốn dĩ là giàu lòng vị tha.  Khi chứng kiến những điều xấu xa, thẳm sâu trong lương tâm mỗi người sẽ cảm thấy ghê sợ, từ đó hoặc tránh xa, hoặc đấu tranh để loại bỏ. Tóm lại để cuộc sống này tươi đpẹ hơn thì mỗi người hãy tránh xa và lên án, đấu tranh loại bỏ các ác, cái xấu và lan tỏa đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Câu 2: 
 

Ân tình và chung thủy - đó là một nét đẹp trong rất nhiều nét đẹp của con người cách mạng. Nét đẹp ấy thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ta cũng bắt gặp nét đẹp ấy trong Việt Bắc của Tố Hữu. Tập trung, tiêu biểu nhất là ở đoạn thơ:

"Ta về mình có nhớ ta ...

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"

Việt Bắc tràn đầy nỗi nhớ của người kháng chiến về xuôi với quê hương cách mạng trong mười lăm năm "thiết tha mặn nồng tình nghĩa. Biết bao chữ ''nhớ" vang lên trong bài thơ cùng với bao nhiêu nỗi nhớ của người ra đi và người ở lại. Nhớ chiến khu, nhớ "mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào'', nhớ những đêm "quân đi điệp điệp trùng trùng", nhớ "ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang" và cả "nhớ gì như nhớ người yêu"... Giữa rất nhiều nỗi nhớ ấy, hiện lên một nỗi nhớ vừa đằm thắm thiết tha lại vừa bâng khuâng man mác:

Ta về mình có nhớ ta...

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Mười câu thơ trên là đoạn thơ thứ năm của bài thơ Việt Bắc, tự nó đã có tính hoàn chỉnh. Đó là bức tranh toàn cảnh và tiêu biểu của Việt Bắc qua bốn mùa trong năm. Bức tranh ấy rực rỡ, tươi tắn nhưng cũng bâng khuâng, man mác vì nó được lọc qua nỗi nhớ của người về xuôi. Nỗi nhớ được bộc lộ tha thiết trong buổi chia tay:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người.

Hai lần "ta về" láy lại ở đầu câu - cùng một thời điểm chia tay, nhưng câu trên là hỏi người, câu dưới là giãi bày lòng mình. Cái giọng thơ tâm tình của Tố Hữu ở đây thật ngọt ngào dễ thương. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người Việt Bắc, giữa miền ngược với miền xuôi đã trở thành một cuộc giã bạn đôi lứa (ta - mình). Nỗi nhớ về những ngày gian nan gắn bó với cảnh và người Việt Bắc cứ hiện dần trong tâm trí người đi. Cảnh vật, con người Việt Bắc, cái gì cũng đáng yêu, đáng nhớ. Nhớ hoa là nhớ tới cái đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, mà cái đẹp của Việt Bắc không thể tách rời với cái đẹp của những con người Việt Bắc đã từng cưu mang, gắn bó với người đi, với cách mạng, vẻ đẹp bức tranh Việt Bắc, trước tiên là vẻ đẹp của sự gắn bó giữa thiên nhiên và con người.

Bức tranh đó được diễn tả bằng những câu thơ êm ả, nhẹ nhàng. Có màu sắc tươi tắn rực rỡ, có ánh sáng lung linh chan hoà, có âm thanh vui tươi, đầm ấm. Cảnh và người hoà quyện vào nhau: bốn cặp lục bát tả bốn mùa, thì câu trên nhớ cảnh, câu dưới nhớ người. Mà cảnh nào, người nào được nhắc tới cũng đều có cái riêng để nhớ. Tất cả đã hiện lên trước mắt ta một bức tranh Việt Bắc tuyệt diệu, nên thơ qua nét bút chấm phá tài tình của tác giả.

Mỗi mùa được nhà thơ nhớ lại bằng một nét tiêu biểu nhất, với cách diễn tả tinh tế gợi cảm, Nhớ mùa đông Việt Bắc là nhớ tới "rừng xanh hoa chuối đỏ tươi". Giữa cái bạt ngàn của màu xanh, hiển hiện một màu sắc ấm nóng (tươi đỏ), bức tranh mùa đông của Việt Bắc đâu còn cái lạnh lẽo, hoang vu nữa. Cảnh này có gì đó giống như cảnh Bác về nước:

Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về... Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Bốn cặp lục bát sau Tố Hữu dùng để tả cảnh hè đến và cảnh mùa thu. Nếu như sắc màu chủ đạo của cảnh động là màu xanh điểm vào đó có sắc hoa tươi đỏ, của cảnh xuân là màu trắng hoa mơ, thì của mùa hè là màu vàng tươi đẹp của rừng phách: Ve kêu rừng phách đổ vàng. Đây là một câu thơ vào loại hay nhất của bài thơ Việt Bắc. Câu thơ sáu chữ mà thấy được sự chuyển đổi của cảnh sắc thiên nhiên. Câu thơ ấy ran lên một tiếng ve kêu không dứt trong màu vàng chói chang của rừng phách dưới nắng hạ. Cuối cùng, cảnh thu hiện ra với màu sắc dịu hiền của ánh trăng, màu của mơ ước về cuộc sống hoà bình giữa những ngày gian khổ. Cảnh nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng yêu và mỗi mùa là một bức tranh nên thơ, kì thú.

Bức tranh bốn mùa ấy còn ánh lên vẻ đẹp đằm thắm của con người Việt Bắc. Cảnh làm nền cho người và người gắn với cảnh, chúng quyện hoà vào nhau và tô điểm cho nhau. Dường như những cảnh ấy phải có những con người này và nhà thơ đã đưa vào bức tranh Việt Bắc những con người thật bình dị đáng yêu: hình ảnh người lên núi với lưỡi dao lấp lánh ánh nắng cạnh sườn, bàn tay "chuốt từng sợi giang" của người đan nón và "cô em gái hái măng một mình" giữa khúc nhạc ve ran và sắc vàng rừng phách. Cả tiếng hát ân tình nữa cũng làm cho rừng thu êm dịu và ánh trăng hoà bình toả sáng lung linh.

Không hiểu Việt Bắc sâu sắc, không yêu Việt Bắc nồng nàn và nhớ Việt Bắc tha thiết thì không thể dựng lên bức tranh quê hương cách mạng đẹp tuyệt diệu và ấm tình người đến thế. Nhưng để có bức tranh này, còn có quan điểm đúng đắn và cách nhìn tiến bộ của nhà thơ cách mạng. Khác với những cái nhìn sai lệch trước đây về miền núi và con người miền núi là nơi "ma thiêng nước độc" với những con người dữ tợn, kém văn minh,...) Tố Hữu đã có một cách nhìn đầy thông cảm, thương yêu và ưu ái với quê hương cách mạng. Bức tranh thơ này chính là bắt nguồn từ sự gắn bó chung thủy, từ lòng nhớ thương sâu nặng của nhà thơ đối với cảnh và người Việt Bắc.

Tình cảm nhớ thương tha thiết ấy là âm hưởng bao trùm cả đoạn thơ và nhịp điệu dịu dàng trầm bổng của thể thơ lục bát làm cho âm hưởng đó bâng khuâng, tha thiết. Kết cấu của bài thơ Việt Bắc là kết cấu đối đáp, có ta và mình, có người đi kẻ ở, nhưng thực ra đó chỉ là sự phân thân của một chủ thể trữ tình.

Câu thơ trên là lời đáp, lời giãi bày của người đi nhưng không hẳn là thế. Nhớ cảnh nhớ người, nhớ đến từng chi tiết sống động như vậy là nỗi nhớ chung của con người đã cùng gắn bó với nhau, đồng cam cộng khổ trong "mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng".

Khép lại đoạn thơ là tiếng hát ân tình, thuỷ chung của người chiến sĩ cách mạng miền xuôi, của đồng bào Việt Bắc. Tiếng hát ấy vang trong lòng người đi, luôn nhắc nhớ những ngày tháng nghĩa tình sắt son. Tiếng hát ấy là chiếc cầu nối giữa tấm lòng với tấm lòng, giữa quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo