Câu 6: Thời kì thịnh vượng của Lào thời phong kiến là
A. thời kì Ăng – co. B. thời vương triều Mô- giô-pa- hít.
C. thời vương quốc Pa – gan. D. vương quốc Lạn Xang.
Câu 7: Theo em, kiến trúc của người Campuchia và người Việt có đặc điểm chung là gì?
A. Chịu ảnh hưởng của Đạo Thiên Chúa. B. Chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
C. Có trang trí hình long lân quy phụng. D. Chịu ảnh hưởng kiến trúc Mĩ.
Bài 8. Nước ta buổi đầu độc lập
Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?
A. Vua. B. Các quan văn. C. Các quan võ. D. Các quan thứ sử.
Câu 2. ‘Loạn 12 sứ quân’’ gây ran guy cơ lớn nhất cho đất nước là?
A. Kinh tế suy sụp. B. Ngoại xâm đe dọa. C. Nhân dân đói khổ. D. Đất nước bất ổn
Câu 3.Thời nhà Ngô giúp việc cho vua được gọi là gì?
A. Quan văn, nô tì. B. Quan võ, gia nhân. C. Quan võ, nô lệ. D. Quan văn, quan võ.
Câu 4. Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?
A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ. B. Đóng đô ở cổ Loa.
C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ.
Câu 5. Công lao to lớn của Ngô Quyền là
A. đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập
B. thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
C. chấm dứt loạn 2 sứ quân.
D. đánh tan quân xâm lược.
Câu 6: Bộ máy nhà nước thời Ngô ở các địa phương do ai đứng đầu?
A. Vua. B. Quan văn. C. Quan võ. D. Các tướng có công.
Câu 7: Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?
A.Đinh Bộ Lĩnh. B. Ngô Quyền.
C. Thục Phán. D. Khúc Thừa Dụ.
Câu 8: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó?
A. Là người có tài lại biết lợi dụng người khác.
B. Lợi dụng lòng tin của nhân dân.
C. Là người có tài, được nhân dân ủng hộ.
D. Là người giỏi võ, giỏi văn.
Câu 9: Theo em, việc Ngô Xương Văn mời Ngô Xương Ngập về để cùng làm vua đã thể hiện điều gì?
A. Tình anh em máu mủ ruột thịt.
B. Tình yêu đôi lứa.
C. Tình đồng chí.
D. Tình cảm cha con sâu đậm.
Bài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê
1.Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua đặt tên nước là gì?Đóng đô ở đâu?
a.Đại Việt. Ở Hoa Lư b.Đại Cồ Việt. Ở Hoa Lư
c.Đại Cồ Việt.Ở Cổ Loa d.Đại Việt.Ở Đại La
2. Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nào?
a. Nhà Minh ở Trung Quốc b. Nhà Hán ở Trung Quốc
c. Nhà Đường ở Trung Quốc d.Nhà Tống ở Trung Quốc
3, Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?
a. Năm 980.Niên hiệu Thái Bình
b. Năm 979 Niên hiệu Hưng Thống
c. Năm 980 Niên hiệu Thiên Phúc.
d. Năm 981. Niên hiệu Ứng Thiên
4. Thời kì Tiền Lê có mấy đời vua? Vị vua nào tồn tại lâu nhất?
a. 4 đời vua . Lê Long Đỉnh lâu nhất
b. 3 đời vua. Lê Đại Hành lâu nhất
c. 2 đời vua . Lê Long Việt lâu nhất
d. 3 đời vua . Lê Long Việt lâu nhất
5: Đâu là nguyên nhân chính khiến cho Lê Hoàn lên ngôi vua?
A. Do nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt.
B. Do Đinh Tiên Hoàng bị ám hại.
C. Do Đinh Liễn bị ám hại.
D. Do vợ Đinh Bộ Lĩnh yêu Lê Hoàn.
6:
Đánh đâu được đó, khởi Tiền Lê
Nội loạn, ngoại xâm,... vốn bộn bề.
Câu thơ trên nói đến nhân vật nào?
A. Lê Hoàn. B. Lê Lợi. C. Lê Bảo Bình. D. Lê Lĩnh.
7: Vì sao Lê Hoàn sau khi đánh bại quân Tống vẫn sai sứ sang trao trả tù bình?
A. Để có thể giữ mối quan hệ bình thường với nhà Tống.
B. Sợ uy danh của vua nhà Tống.
C. Vì hết nhà tù để giam giữ tù binh nhà Tống.
D. Vì không muốn giết người.
8: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về việc các đại sư có thể bàn việc nước trong thời kì nhà Tiền Lê?
A. Xây dựng lòng tin từ dân chúng vì đa số người dân theo Đạo Phật.
B. Các nhà sư có võ công cao cường nên để họ điều khiển việc triều chính.
C. Sử dụng các vị đại sư để truyền bá lừa đảo người dân.
D. Gia tăng thêm công ăn việc làm cho các vị đại sư.
Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
Câu 1: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, ruộng đất trong làng xã thuộc quyền sở hữu của ai?
A. Của Vua B. Của quý tộc C. Của làng xã D. Của binh lính
Câu 2: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, tầng lớp nào là tầng lớp dưới cùng của xã hội?
A. Nông dân B. Công nhân C. Thợ thủ công D. Nô tỳ
Câu 3: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi?
A. Nho giáo B. Phật giáo C. Thiên chúa giáo D. Đạo tin lành
Câu 4: Trò chơi nào dưới đây không phải là trò chơi dân gian?
A. Đánh cầu, nhảy dây B. Kéo co, đánh đu C. Nhảy sạp, múa lân D. Internet
Câu 5: Thời Đinh – Tiền Lê, các nhà sư được Vua trọng dụng
A. vì họ là những người theo đạo phật C. vì họ là những người có học, giỏi chữ Hán
B. vì họ là những người hiền lành D. vì họ là những người được vua yêu mến
Câu 6: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Dời đô về Thăng Long có lợi cho sự phát triển lâu dài của đất nước.
Câu 7:Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 8: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?
A. Hồng Đức.
B. Hình thư.
C. Hình sự.
D. Quốc triều hình luật.
Câu 9: Quân đội nhà Lý được phiên chế thành những bộ phận nào?
A. Dân binh, công binh.
B. Cấm quân, quân địa phương.
C. Cấm quân, công binh.
D. Dân binh, ngoại binh.
Câu 10: Vì sao Lý Công Uẩn được tôn lên làm vua?
A. Vì triều thần chán ghét nhà Tiền Lê.
B. Vì Lê Hoàn qua đời.
C. Vì Lý Công Uẩn là con riêng của sư Vạn Hạnh.
D. Vì Lý Công Uẩn là người Bắc Ninh.
Câu 11:
“Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm. Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”.
Đoạn văn trên nhắc đến sự kiện nào?
A. Xây lại thành Đại La.
B. Tổ chức lễ nhớ ơn Cao Vương.
C. Vua Lý đi vi hành.
D. Dời đô về Thăng Long.
Câu 12: Chính sách quân đội nào của nhà Lý còn được sử dụng đến ngày nay?
A. Chia làm cấm quân và quân địa phương.
B. Có quân bộ và quân thủy.
C. Gả công chúa cho các tù trưởng.
D. Ban chức tước cho các tù trưởng.
Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược
Câu 1: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?
A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.
B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.
C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
D. Đánh vào nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.
Câu 2: Ai là người chỉ huy quân nhà Lý chống Tống giai đoạn thứ nhất?
A. Lý Thường Kiệt.
B. Lý Bí.
C. Lý Công Uẩn.
D. Lý Thánh Tông.
Câu 3: Trong giai đoạn thứ nhất chống Tống, Lý Thường Kiệt đã sử dụng chiến thuật gì?
A. Vườn không nhà trống.
B. Tổng tiến công.
C. Tiến công để tự vệ.
D. Ngồi yên đợi giặc.
Câu 4:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiện nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Bài thơ trên được viết sau khi kết thúc sự kiện nào?
A. Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán.
B. Nhà Lý đánh bại quân Tống.
C. Đinh Bộ Lĩnh bị ám sát.
D. Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Câu 5: Ai là người chỉ huy quân nhà Lý chống Tống giai đoạn thứ hai?
A. Lý Thường Kiệt.
B. Lý Bí.
C. Lý Công Uẩn.
D. Lý Thánh Tông.
Câu 6: Để chống quân Tống, nhà Lý đã xây dựng phòng tuyến trên con sông nào?
A. Sông Như Nguyệt.
B. Sông Hồng.
C. Sông Bạch Đằng.
D. Sông Cửu Long.
Câu 7: Sau khi đánh bại châu Ung, châu Khâm, châu Liêm, Lý Thường Kiệt đã cho quân làm gì?
A. Rút về nước.
B. Tiếp tục tiến đánh.
C. Nghỉ ngơi dưỡng sức.
D. Ăn chơi sa đọa.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Bộ máy nhà nước thời Ngô, ở các địa phương do ai đứng đầu?
A. Vua. B. Các quan văn. C. Các quan võ. D. Các quan thứ sử.
Câu 2. ‘Loạn 12 sứ quân’’ gây ran guy cơ lớn nhất cho đất nước là?
A. Kinh tế suy sụp. B. Ngoại xâm đe dọa. C. Nhân dân đói khổ. D. Đất nước bất ổn
Câu 3.Thời nhà Ngô giúp việc cho vua được gọi là gì?
A. Quan văn, nô tì. B. Quan võ, gia nhân. C. Quan võ, nô lệ. D. Quan văn, quan võ.
Câu 4. Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?
A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ. B. Đóng đô ở cổ Loa.
C. Xưng vương. D. Lập triều đình quân chủ.
Câu 5. Công lao to lớn của Ngô Quyền là
A. đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập
B. thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
C. chấm dứt loạn 2 sứ quân.
D. đánh tan quân xâm lược.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |