Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Công tơ điện thì nhà nào cũng có nhưng để hiểu được hết các ý nghĩa các thông số ghi trên mặt công tơ thì không phải ai cũng biết. Tôi xin giải thích như sau:
50Hz: Tần số danh định (định mức) của công tơ
110V/120V/220V/230V/240V: Điện áp danh định (định mức) của công tơ
2007: là năm sản xuất
Dòng điện: 3(9)A, 3(12)A, 5(15)A, 10(30)A, 5(20)A, 10(40) A, 15(60)A, 20(80) A, 30(90)A, 40(120) A
Tôi ví dụ: 5(20)A tức là Dòng điện định mức của công tơ là 5A. Công tơ có thể chịu quá tải đến 20A mà vẫn đảm bảo độ chính xác. Nếu sử dụng quá 20A thì công tơ chạy sẽ không đảm bảo chính xác và có thể hỏng.
900 vòng/kWh: Đĩa công tơ quay 900 vòng thì được 1 kWh. 900 vòng/kWh, 225 vòng/kWh cũng tương tự
Cấp 1 hoặc 2: Gọi là cấp chính xác của công tơ. Cái này em không hiểu lắm, bác nào biết xin giải thích dùm.
Công tơ 1 pha có 6 chữ số. 5 chữ số màu đen và 1 chữ số cuối cùng màu đỏ (như hình ảnh phía trên). Chữ số màu đỏ có giá trị 1/10kWh. Còn các chữ số màu đen ghép lại có giá trị từ 00000 -> 99999kWh.
Giả sử dãy số là 123456 thì giá trị cần đọc là 12345.6kWh. Và thông thường ta chỉ đọc là 12345kWh, bỏ qua phần thập phân.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |