Ao Dai is a traditional garment of Vietnam which is worn mostly in big occasions, at school or at work. It has a long history of development since the 18th century. After being evolved from the outfit of officers under the Nguyen Empire into the five-paneled aristocratic gowns, it continue to be innovative into a two pieces dress to catch the modern trend in the 1920s and 1930s. At that time it had a large form which covered the entire body; however, in the 1950s, some designers in Saigon tightened it to fit to the curves. That version is considered as the national costume which is widely wear by Vietnamese women nowadays. The fabric of Ao Dai is also diverse in choices. The basic material is linen and cotton, which is usually worn by students in high schools and universities. At bigger occasions, people wear Ao Dai made from high quality silk and velvet, and they can add more decorations such as light metal flowers or embroidered patterns. For the upper class people, they like to wear brocade fabric with turban and other accessories such as gold necklace and bracelet. Ao Dai is extremely popular in the South of Vietnam, and we can easily come across people wearing it everywhere on the streets. It emphasizes the feminine beauty and the reticence of the East Asian people. Vietnamese people are very proud of it since it is only one of the few Vietnamese words that appear in the national dictionaries. We even host many competitions that relating to Ao Dai such as Miss Ao Dai and other competitions for designers to honor its importance. Ao Dai is a remarkable value of Vietnamese tradition, and we will always preserve and develop it.
Tiếng Việt
Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam và được mặc hầu hết ở những sự kiện lớn, ở trường hoặc nơi làm việc. Nó có một lịch sử phát triển lâu đời kể từ thế kỉ 18. Sau khi được tiến hóa từ trang phục của quan lại dưới thời nhà Nguyễn thành những bộ lễ phục năm tà dành cho quý tộc, nó tiếp tục được cải tiến thành một bộ váy gồm hai mảnh để theo kịp xu hướng hiện đại vào những năm 1920 và 1930. Vào thời điểm đó nó có khung dáng rộng để che phủ toàn bộ cơ thể; tuy nhiên, vào những năm 1950, một vài nhà thiết kế ở Sài Gòn đã bóp nó lại chặt hơn để vừa vặn với những đường cong. Phiên bản đó được xem là quốc phục và được mặc rộng rãi bởi phụ nữ Việt Nam hiện nay. Sự lựa chọn vải để may Áo dài cũng rất đa dạng. Chất liệu cơ bản là vải lanh và vải bông, được sử dụng thường xuyên bởi học sinh cấp ba và sinh viên đại học. Ở những dịp lớn hơn, mọi người mặc Áo dài làm từ lụa cao cấp và nhung, và chúng ta có thể thêm vào những chi tiết trang trí như cánh hoa làm bằng kim loại nhẹ hoặc hoa văn thêu. Đối với những người thuộc tầng lớp thượng lưu, họ thích mặc Áo dài bằng vải gấm với khăn đóng và những phụ kiện khác như dây chuyền hoặc vòng tay bằng vàng. Áo dài cực kì phổ biến ở miền Nam Việt Nam, và chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp mọi người mặc nó khắp nơi ở trên đường. Nó nhấn mạnh nét đẹp nữ tính và sự kín đáo của người Á Đông. Người Việt rất tự hào về nó khi đó là một trong số ít những từ ngữ Việt Nam xuất hiện trong từ điển quốc tế. Chúng tôi thậm chí còn tổ chức rất nhiều cuộc thi liên quan đến Áo dài như cuộc thi Người đẹp Áo dài và những cuộc thi khác dành cho nhà thiết kế để tôn vinh tầm quan trọng của nó. Áo dài là một giá trị nổi bật của truyền thống Việt Nam, và chúng tôi sẽ luôn bảo tồn và phát triển nó.